Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Quảng Trị tập trung ứng phó với tình hình mưa lũ

Thứ ba, 14/11/2023 14:11

TMO - UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được yêu cầu triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất; phòng, chống ngập úng vùng thấp trũng và khu vực đô thị.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm; một số nơi cao hơn như: Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) 285 mm, Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) 308 mm, Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa) 336 mm.

Mưa lớn trong nhiều giờ khiến lũ trên các sông ở Quảng Trị đang lên và dao động từ trên báo động 1 đến trên báo động 2; trong đó, lũ trên sông Hiếu trên báo động 2, sông Thạch Hãn và sông Bến Hải trên báo động 1, sông Ô Lâu xấp xỉ báo động 2. Mưa lớn đã gây ngập lụt các ngầm tràn làm chia cắt giao thông tạm thời ở vùng miền núi. Trong đó, huyện Đakrông có 10 ngầm tràn bị ngập từ 0,5 - 1,5 m gồm: Ba Lòng, A Ngo-A Bung, Tà Rụt-A Ngo, A Rồng Trên, A Đeng, Ly Tôn, La Tó, Húc Nghì, Đá đỏ, ngầm tràn trên tuyến đường đến trung tâm xã A Vao.

Huyện miền núi Hướng Hóa có 4 ngầm tràn bị ngập từ 0,5 - 1 m gồm: Tả Xía, Ván Ri, Cheng, Bản Bù. Do lũ trên sông Hiếu (chảy qua huyện Cam Lộ và thành phố Đông Hà) đã vượt báo động 2 là 0,68 m nên vùng thấp trũng của huyện Cam Lộ có khoảng 800 hộ dân bị ngập lụt, tập trung ở các xã: Cam Tuyền 300 hộ, Cam Hiếu 310 hộ, Cam Thủy 70 hộ, Cam Thành 20 hộ và thị trấn Cam Lộ 100 hộ.

Lực lượng chức năng tại các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ trên địa bàn. Ảnh: LH. 

Trước tình hình đó, huyện Cam Lộ đã di dời 255 hộ với tổng số 550 người ở vùng thấp, trũng đến nơi an toàn. Cũng trên địa bàn huyện Cam Lộ, mưa lớn gây ngập lụt tại một số xã, nước lũ đã cuốn trôi đàn bò hơn 50 con của một hộ gia đình trôi theo dòng nước. Khi đàn bò đang tập kết, nhốt tạm thời bên sông Hiếu (phía xã Cam Tuyền) thì bị nước cuốn. Hiện chính quyền địa phương đang kêu gọi người dân hỗ trợ gia đình tìm kiếm đàn bò. Đồng thời, kêu gọi những địa phương dọc sông Hiếu hỗ trợ tìm kiếm đàn bò.

Thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lộ cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, sáng 14/11, 5 trường học trên địa bàn với tổng học sinh 2.714 em phải nghỉ học. Các trường gồm: Mầm non Hoa Sen (xã Cam Thủy), Mầm non Hoa Hồng (xã Cam Hiếu), TH&THCS Cam Thủy (xã Cam Thủy), TH&THCS Cam Hiếu (xã Cam Hiếu), TH&THCS Cam Tuyền (xã Cam Tuyền).

Tại huyện Hải Lăng, một số tuyến đường thôn, liên xã thuộc các xã vùng thấp, trũng như: Hải Phong, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Trường, Hải Định và trị trấn Diên Sanh cũng bị ngập. Tại các điểm ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất, chính quyền địa phương đã triển khai lực lượng canh gác và bố trí rào chắn, biển cảnh báo đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cảnh báo, từ ngày 14 đến ngày 17/11, trên địa bàn tiếp tục có mưa to đến rất to; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, công trình đang thi công, sạt lở bờ sông thuộc các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ và các xã phía Tây của huyện (gồm Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng); nguy cơ ngập úng cục bộ vùng thấp, trũng, ven sông suối, các ngầm tràn qua khe suối ở khu vực miền núi.

Trước dự báo trên, Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện giải pháp: UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Bố trí lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Đồng thời, tổ chức gia cố đảm bảo an toàn cho các khu nuôi thuỷ sản, các lồng, bè trên sông và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển; có phương án bảo vệ vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi an toàn và bảo vệ diện tích hoa màu chưa thu hoạch xong.

Mưa lũ gây ngập hơn 800 nhà dân, chính quyền địa phương đã sơ tán trên 550 người đến nơi an toàn. Ảnh:TT 

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và triển khai công tác quản lý, vận hành, điều tiết đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện và khu vực hạ du; triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các tuyến giao thông chính.

Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về diễn biến thiên tai để chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chủ động cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Chủ đầu tư các công trình đang thi công, đặc biệt là công trình ven biển, ven sông có phương án đảm bảo an toàn cho phương tiện, vật tư, thiết bị thi công, không để xảy ra thiệt hại về người. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng yêu cầu các huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị theo dõi và thông báo kịp thời đến các thuyền trưởng, chủ phương tiện tàu, thuyền biết về thời tiết nguy hiểm trên biển, để chủ động các biện pháp phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Duy trì, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện để hỗ trợ sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ và các loại hình thiên tai khác có thể xảy ra để các cấp chính quyền, người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, từ hôm nay đến ngày 16/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi mưa 200-400 mm, có nơi trên 600 mm. Bình Định mưa 150-250 mm, cục bộ trên 400 mm. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa mưa 100-200 mm, có nơi trên 300 mm.

Lũ các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên dâng cao. Đỉnh lũ trên sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, bắc Phú Yên lên báo động 1-2, các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi lên báo động 2-3. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập lụt vùng ven sông và đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên. Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ đang tăng cường triển khai các giải pháp, chủ động ứng phó, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai.

 

 

Huyền Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline