Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 04:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Quảng Trị chủ động sơ tán người dân vùng bị ảnh hưởng mưa bão (bão số 4)

Thứ năm, 19/09/2024 07:09

TMO - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã triển khai phương án ứng phó, xác định 5 vùng trọng tâm, xây dựng phương án sơ tán người dân khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão đổ bộ trên địa bàn.

Trước dự báo áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền, gây gió giật mạnh, mưa lớn khu vực tỉnh Quảng Trị. Ngày 18/9, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cùng các ngành chức năng đi kiểm tra công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới tại các địa bàn ven biển.

Tại chuyến kiểm tra, ông Hà Sỹ Đồng yêu cầu các địa phương ven biển phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị tiếp tục hướng dẫn, kiểm đếm, quản lý các tàu, thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra công tác ứng phó thiên tai tại Khu neo đậu tránh trú bão Nam Cửa Việt. Ảnh: TN. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả các công điện của Trung ương và của tỉnh. Trong đó coi trọng tính mạng người dân là trên hết; thực hiện sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đặc biệt, tạm dừng thi công các công trình đang thi công ven biển để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Vào chiều tối 18/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị thông tin tình hình triển khai công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và mưa lớn trên địa bàn.

Trong 24 giờ qua, trên địa bàn Quảng Trị có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Đập thủy điện La Tó 71,2 mm; A Vao 58 mm (huyện Đakrông); Thuỷ văn Đông Hà 50,2 mm... Dự báo từ ngày 18 đến 20/9, ở khu vực Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250 mm, có nơi trên 350 mm; các huyện Hướng Hóa, Đakrông lượng mưa phổ biến từ 120-220 mm, có nơi trên 300 mm.

Căn cứ đặc điểm địa hình, diễn biến của áp thấp nhiệt đới và dự báo hoàn lưu gây mưa lớn áp dụng phương án ứng phó khi áp thấp nhiệt đới/bão đổ bộ (cấp độ 3) địa bàn, tỉnh Quảng Trị chia thành 5 vùng trọng tâm, gồm: Vùng trực tiếp ảnh hưởng bão, nước biển dâng thuộc các huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ. Vùng ngập sâu trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải, Hiếu, Sê Pôn; vùng lũ quét ở Hướng Hoá, Đakrông, gò đồi ở Cam Lộ. Vùng sụt lún, sạt lở đất ở Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hoá; vùng ngập cục bộ ở Hướng Hoá, Đakrông, Cam Lộ.

Về phương án sơ tán dân tránh áp thấp nhiệt đới/bão cấp độ 3: Số lượng người dự kiến cần sơ tán tránh bão của 4 huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ là 9.509 hộ với 29.957 người. Trong đó, ưu tiên phương án di dời khẩn cấp 1.471 hộ với 4.411 nhân khẩu bị ảnh hưởng của các xã ven biển thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và huyện đảo Cồn Cỏ.

 Lực lượng chức năng tiến hành rào chắn tại khu vực ngập lụt trên địa bàn huyện Đakrông.

Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên báo động 3: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 14.012 hộ với 53.159 nhân khẩu. Trong đó, huyện Vĩnh Linh: 623 hộ/1.850 nhân khẩu; huyện Gio Linh: 832 hộ/3.005 nhân khẩu; huyện Cam Lộ: 1.110 hộ/3.588 nhân khẩu; thị xã Quảng Trị: 944 hộ/3.132 nhân khẩu; huyện Triệu Phong: 3.060 hộ/13.320 nhân khẩu; huyện Hải Lăng: 1.452 hộ/4.564 nhân khẩu; thành phố Đông Hà: 1.217 hộ/4.455 nhân khẩu; huyện Đakrông: 1.185 hộ/4.850 nhân khẩu; huyện Hướng Hóa: 3.589 hộ/14.395 nhân khẩu.

Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên báo động 3+1m: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 20.011 hộ với 71.643 nhân khẩu; Kịch bản sơ tán, di dời dân tránh lũ trên lũ lịch sử: Số lượng người dự kiến cần sơ tán trên toàn tỉnh là 27.934 hộ với 103.993 nhân khẩu tại các huyện, thị xã, thành phố nêu trên. Kịch bản sơ tán, di dời dân vùng xảy ra lũ quét: Tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 2.393 hộ/9.683 nhân khẩu tại 36 xã thuộc 5 huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà.

Hiện tại, toàn bộ 2.270 tàu thuyền với 5.971 thuyền viên của tỉnh Quảng Trị đã di chuyển về nơi trú ẩn an toàn. Theo báo cáo từ huyện Đakrông, do mưa lớn kéo dài khiến ngầm tràn 15D ngập cục bộ. Ngoài ra, nhiều ngầm tràn ở xã A Bung, Tà Rụt, A Vao, A Ngo cũng ngập từ 0,3m đến 0,5m. Các lực lượng của xã đã tổ chức rào chắn, cắm chốt trực đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 04 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Hồi 4h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 217km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Bão số 4 có sức gió mạnh nhất cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Dự báo trong các giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.../.

 

 

Hoàng Thông

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline