Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 00:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước hư hỏng, mất an toàn mùa mưa lũ

Thứ tư, 14/08/2024 07:08

TMO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn 22 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp nặng cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp kịp thời để bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết, tính đến tháng 7/2024, tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi (gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 08 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm) được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.Tổng chiều dài hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là 4.275,0 km; trong đó: Kênh loại II dài 1.224,0 km; kênh loại III dài 3.051,0 km. Chiều dài kênh mương đã kiên cố hóa là 2.575,3 km (chiếm tỷ lệ 60,2%); chiều dài kênh chưa được kiên cố hóa là 1.699,7 km (chiếm tỷ lệ 39,8%). Tổng năng lực tưới thiết kế của 836 công trình là 69.207,6 ha; năng lực tưới thực tế là 49.117,4 ha; đạt 70,97% so với năng lực thiết kế.

Toàn tỉnh có 77.192m đê sông, đê biển và đê cửa sông; 82.688,6m kè bảo vệ bờ và 4.127,7m mỏ hàn. Hệ thống đê, kè hiện có trên địa bàn tỉnh chủ yếu mang tính chất tạm thời (trừ hệ thống đê, kè được đầu tư bởi Ngân sách nhà nước, các dự án ODA và nguồn vốn tu bổ đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý). Về cơ bản, các công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm 2024. Một số hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp đã được các địa phương, đơn vị xử lý tạm thời những vị trí xung yếu và thực hiện nghiêm công tác ứng phó thiên tai để đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ 2024.

Toàn tỉnh còn 22 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp nặng cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. 

Qua khảo sát trong tổng số 836 công trình có 196 công trình được xây dựng từ năm 1989 trở về trước. Tuy nhiên, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương, địa phương hỗ trợ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp khoảng 69 hồ chứa nước; bên cạnh đó, hiện đang triển khai thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp 03 hồ chứa nước. Mặc dù vậy, toàn tỉnh còn 22 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp nặng cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. 

Cụ thể, đối với các tràn xả lũ phần lớn là tràn tự nhiên trên nền đất hoặc đá phong hóa nên bị xói lở. Một số tràn xả lũ làm bằng bê tông hoặc đá xây do xây dựng đã lâu, nay bị xói lở và hư hỏng bể tiêu năng. Cống lấy nước: Bị rò rỉ dọc thân cống, cửa van đóng mở cống bị hư hỏng. Đường quản lý công trình kết hợp cứu hộ, cứu nạn: Mặt đường bằng đất không được gia cố, thường bị xói lở vào mùa mưa lũ. Đối với đập dâng và trạm bơm: Các bể tiêu năng, sân trước, sân sau và tường bên thượng hạ lưu làm bằng đá xây bị hư hỏng, xói lở, cần phải sửa chữa nâng cấp; nhiều trạm bơm có động cơ quá cũ. Các đập dâng ở miền núi thường bị hư hỏng lớp bê tông bảo vệ bề mặt tràn, mặt đập, để lộ cốt thép, bồi lắng thượng lưu đập và xói lở hạ lưu đập...

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn các công trình xây dựng trước năm 1989 theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc nhân dân làm nhà nước hỗ trợ” được đầu tư không đồng bộ, chưa kiên cố và thi công bằng thủ công nên công trình không đảm bảo chất lượng. Tình hình mưa, lũ diễn biến ngày càng phức tạp với tần suất và cường độ mưa, lũ ngày càng cao (do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu), làm cho nhiều công trình nhanh xuống cấp, nhất là những hồ chứa nước quy mô vừa và nhỏ.

Ngoài ra, kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên quá ít và công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình tại một số đơn vị chưa được chú trọng nên công trình nhanh xuống cấp. Năng lực nhân viên của các Tổ chức thủy lợi cơ sở (số lượng, trình độ) ở các xã còn hạn chế, chưa đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định nên hiệu quả quản lý và khai thác công trình chưa cao. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa nước trên địa bàn, phát huy hiệu quả trong cung cấp nguồn nước cũng như phòng chống thiên tai. 

Trước thực trạng trên, để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi mùa mưa lũ 2024, Sở NN&PTNT tỉnh cho biết: Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật làm công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Các tổ chức khai thác công trình có trách nhiệm quản lý, khai thác công trình đúng quy định; trong đó: Phải thường xuyên kiểm tra, phát dọn cây cỏ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; không tích nước hoặc chỉ tích nước ở mức thấp đối với công trình có biểu hiện mất ổn định do thấm lớn qua mang cống lấy nước, mạch đùn, mạch sủi ở hạ lưu đập.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, gây mất an toàn công trình đối với các công trình do địa phương, đơn vị quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các công trình thủy lợi hiện đang đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp; hướng dẫn, đôn đốc các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm an toàn vượt lũ chính vụ.

Đối với công trình hư hỏng nhỏ (bao gồm: sạt lở, bồi lắng kênh dẫn, bồi lắng thượng lưu đập, xói lở đuôi tràn xả lũ, rò rỉ, thấm lậu,…): Tổ chức khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các nguồn lực khác để sửa chữa, khắc phục.

Đối với công trình hư hỏng lớn, xuống cấp nghiêm trọng (bao gồm: Hư hỏng tràn xả lũ, cống lấy nước; thấm qua thân đập … có khả năng gây mất an toàn công trình trong mùa mưa lũ 2024): Thường xuyên tổ chức kiểm tra và lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình theo phương châm 4 tại chỗ. Đồng thời, lập kế hoạch và kiến nghị cấp có thẩm quyền đầu tư nâng cấp sửa chữa, đảm bảo an toàn lâu dài.

Đối với các công trình đang thi công dở dang (công trình xây dựng nhiều năm): Cần tập trung lực lượng, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo vượt lũ chính vụ năm 2024. Tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình bị hư hỏng, xuống cấp. Trước mắt, đề nghị ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp 22 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp nặng nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư với khái toán kinh phí khoảng 338,0 tỷ đồng.../.

 

 

Đức Việt 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline