Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 10:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Quảng Ngãi: Bờ biển bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng

Thứ hai, 16/12/2024 06:12

TMO - Do ảnh hưởng của những đợt mưa kéo dài, kết hợp với triều cường, sóng lớn đã khiến nhiều khu vực bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở, xâm thực nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống trong khu vực gần biển.

Những đợt mưa lớn khiến triều cường dâng cao gây xói lở bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), ăn sâu vào diện tích rừng dương chắn sóng. Nơi đây được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi, hiện đang bị xói lở nghiêm trọng.

Tại khu vực bị sóng biển xâm thực, bờ biển bị xói lở với chiều dài hơn 2km, nhiều đoạn tạo thành hàm ếch với độ cao từ 0,5-1m, nhiều cây dương liễu bị sóng đánh, bật gốc, cuốn trôi ra biển. Vùng trồng dừa tạo cảnh quan cho bờ biển cũng bị sóng đánh lộ rễ, ngã đổ. Tình trạng sạt lở bờ biển Mỹ Khê gia tăng mạnh trong 2 năm gần đây và có nguy cơ ảnh hưởng đến hạ tầng du lịch, dịch vụ dọc bờ biển và khu dân cư.

Theo người dân địa phương, sạt lở ở khu vực biển Mỹ Khê kéo dài nhiều năm nay nhưng 2 năm trở lại đây thì mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Lãnh đạo UBND xã Tịnh Khê cho biết, tình trạng sạt lở tại bờ biển Mỹ Khê đang gây ra những tác động đến đời sống, đất đai của người dân và hoạt động du lịch. Sạt lở ở khu vực này với chiều dài bị ảnh hưởng khoảng hơn 1km và đã xảy ra trong nhiều năm nay.

Đoạn bờ biển từ xóm Khê Hội đến xóm Khê Tân, thôn Cổ Lũy cũng bị xói lở nặng, nhiều cây dương liễu bị bật gốc. Trước tình trạng trên, địa phương đã đi kiểm tra và có báo cáo lãnh đạo thành phố, với tình trạng sạt lở như hiện nay, các công trình hạ tầng du lịch được đầu tư xây dựng có nguy cơ “biến mất”.

Để tạo cảnh quan cho khu du lịch Mỹ Khê và chống sạt lở, về lâu dài chắc chắn phải xây kè nối dài kè từ Tịnh Kỳ lên Tịnh Khê mới có thể ngăn chặn được biển xâm thực. Tại khu vực phía đông mũi Co Co, thuộc thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, đoạn gần đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất, cách tường rào đồn biên phòng và chân cột tháp viễn thông một đoạn không xa, sóng mạnh và mưa lớn kéo dài cũng đã gây sạt lở bờ biển tạo thành bờ vách cao dựng đứng gần cả chục mét. Nghiêm trọng hơn, tình trạng sạt lở ăn sâu vào khu đất rừng phòng hộ khoảng 3m, cuốn phăng hàng nghìn khối đất ra biển.

Sạt lở đã đe dọa đến tuyến đường giao thông vào đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất và trụ sở đồn biên phòng này. Lo ngại ảnh hưởng đến Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất và mất an toàn cho người dân, cán bộ chiến sỹ đồn đã cắm biển cảnh báo, huy động cán bộ, chiến sỹ tiếp tục sắp đá kè chắn giảm sạt lở. Đại diện Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất cho biết, tình trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng.

Trước mắt, đơn vị đã huy động chiến sĩ kè chắn để hạn chế sạt lở. Về lâu dài, phải có kè chắn sóng kiên cố để đảm bảo an toàn không chỉ trụ sở đơn vị mà còn cả hành lang an toàn các công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trước tình trạng sạt lở diễn ra, nguy cơ mất an toàn cho các công trình hạ tầng, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức kiểm tra thực tế và yêu cầu các cấp ngành liên quan cần có giải pháp xử lý hữu hiệu để ngăn chặn sạt lở tiếp diễn và bảo vệ an toàn cho các công trình. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển.

Hiện tượng xói mòn các bãi cát tại Quảng Ngãi đang diễn ra nghiêm trọng. (Ảnh: TT). 

Trong đó, xây dựng phương án tạm thời ngăn chặn nhằm hạn chế tối đa sạt lở gây ra. Đồng thời, triển khai các biện pháp như: thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến sạt lở; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, vật liệu địa phương để thực hiện việc xử lý bước đầu để hạn chế sạt lở.

Việc hàng trăm mét bờ biển tại khu vực phía đông mũi Co Co (thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng đã khiến hàng nghìn m3 đất bị sóng cuốn ra biển, rừng dương phòng hộ bị ngã đổ trơ gốc. Sạt lở đã biến một số vị trí đất thành bờ vực dựng đứng. Nhiều điểm sạt lở khoét sâu tạo hàm ếch gây nguy hiểm cho người dân đi qua đoạn bờ biển này.

Theo chia sẻ từ người dân sống gần khu vực sạt lở cho biết, sạt lở xảy ra nhiều năm nay và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Sau các mùa mưa, biển ngày càng lấn sau vào đất liền. Như đợt mưa lũ nửa tháng trước, thủy triều dâng khiến bờ biển kéo dài hơn 100m bị lôi tuột ra biển. So với trước đợt mưa, khoảng 3m đất đã trở thành lòng biển.

Với tình trạng cấp bách ứng phó với sạt lở ở Khu kinh tế Dung Quất, Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành công văn 6459, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển đoạn từ Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất đến bãi biển Hòn Cóc (thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận).

Đồng thời, giải quyết các nội dung đề nghị của UBND huyện Bình Sơn bảo đảm quy định; trường hợp cần thiết tham mưu UBND tỉnh nội dung theo thẩm quyền. Đặc biệt, UBND huyện Bình Sơn đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng khẩn cấp kè chống sạt lở đoạn bờ biển dài khoảng 500m, dự toán kinh phí khoảng 50 tỉ đồng. Đây được xem là giải pháp tối ưu chống sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hạ tầng kỹ thuật, đất quốc phòng và an toàn cho nhiều công trình của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

 

Hà Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline