Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Quảng Bình: Người lao động vất vả mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt

Thứ năm, 25/04/2024 15:04

TMO - Nắng nóng kéo dài với nền nhiệt 38-39 độ C trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh, sức khỏe của người dân mà còn gây ra trình trạng khô hạn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.   

Những ngày qua, nắng nóng gay gắt kéo dài khiến những người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như thợ xây, tài xế xe ôm công nghệ, shipper, người gánh hàng rong, người bán vé số…chật vật mưu sinh. Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng với người lao động bình dân, công việc kiếm sống hầu như ngoài trời. Do vậy, dẫu thời tiết oi bức, khắc nghiệt đến đâu thì họ cũng phải tìm cách thích nghi.  

Làm nghề lượm ve chai phế liệu gần chục năm nay, chị Minh (thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ) chia sẻ: Công việc này có nhiều người làm nên lượng hàng mua ngày càng ít dần. Tôi tranh thủ đạp xe dọc các con đường để mua lượm ve chai, biết là thời tiết nắng nóng dễ say nắng nhưng vì cuộc sống mưu sinh có cực cũng phải chịu khó làm. Hôm nào trời mát mẻ còn đỡ chứ nắng nóng như hôm nay thì rất mệt dễ say nắng lắm nhưng cũng phải cố làm để cho các con ăn học.

Nắng nóng cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân lao động trên địa bàn tỉnh. 

Trên tuyến đường Quách Xuân Kỳ (TP.Đồng Hới), nhiều người bán vé số dạo vất vả mưu sinh dưới nắng nóng rát da, những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt như này vé số bán ế nhiều hơn bởi khách hạn chế ra đường lúc ngày nắng dẫn đến thu nhập của họ giảm sâu.  Mùa nắng, mỗi ngày họ đi dọc các con đường, lân la khắp quán xá, tiệm cà phê mời khách mua vé số, trời nắng như vắt kiệt sức nhưng vẫn phải làm để lo cho cuộc sống. 

Dưới chân cầu Dài, thành phố Đồng Hới vào những buổi trưa nhiều người lái xe ôm, bán ve chai, công nhân xây dựng,… mắc võng, trải chiếu ngồi nghỉ ngay dưới chân cầu. Phần lớn những người lao động này cho biết do thời tiết quá nóng nên anh, em ăn vội miếng cơm rồi nghỉ một chút sau đó sẽ tiếp tục mỗi người một công việc. 

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Bình cho biết, nắng nóng gay gắt trên địa bàn tỉnh xuất hiện sớm hơn mọi năm, có nơi nhiệt độ lên đến 39 độ C như ở Tuyên Hoá, Minh Hoá, Lệ Thủy, tại các địa phương này nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,4-1,7 độ C. Lượng mưa bị thiếu hụt, nền nhiệt cao, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước tại các ao hồ, sông, suối gần như cạn kiệt. 

Nắng nóng kéo dài khiến mực nước đầu nguồn sông Kiến Giang chảy qua xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thủy thấp hơn mọi năm.

Tại bản Cây Cà, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) các con suối dần khô cạn trong khi đó người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các con đập nhỏ, các khe suối tự chảy. Đầu mùa Hè, khe suối cạn nước, đập tích nước quy mô nhỏ lại phục vụ nhiều thôn bản nên xảy ra thiếu nước. 

Ngay từ đầu tháng 4, nắng nóng gay gắt trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã khiến trên 60 ha ngô gần thu hoạch bị chết cháy khi ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân, số ngô này tập trung ở 5 xã gồm Sơn Hoá, Văn Hoá, Lê Hoá, Đồng Hoá. Ngoài ra, một số diện tích trồng ngô tại huyện Lệ Thuỷ cũng bị thiếu nước và chết khô gây nên thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con nông dân.

Cánh đồng trồng ngô tại thị trấn Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thuỷ nắng nóng cũng đã khiến ngô chết cháy. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, El Nino còn tiếp diễn khiến trời nắng nhiều hơn và nóng hơn, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa nhiều khả năng thiếu hụt 15 - 30% có thể gây ra tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ ở một số tỉnh. Hiện tại dung tích trung bình của 151 hồ chứa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 54,5% dung tích thiết kế. Đặc biệt có một số hồ có dung tích rất thấp, dưới 40%, như: Hồ Cơn Ruộng 29%, Bàu Mía 17,7%, Long Đèn 29,6%, Khe Dây 25,27%, Khe Chè 17,17%, Hóc Chọ 25%... nguy cơ xảy ra hạn hán rất cao.

Để chủ động trong công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất, dân sinh năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã, đơn vị thủy nông trên địa bàn, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi tổ chức kiếm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, các đầm tự nhiên để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời triến khai các giải pháp phòng, chống phù hợp; bố trí cơ cấu giống, chuyển đối cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.  

UBND cấp xã thực hiện hiệu quả phương án phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước như: thôn Long Đại, xã Hiền Ninh, thôn Trường Niên, Hàm Hòa xã Hàm Ninh; các xã Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch huyện Bố Trạch; phường Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Phúc thị xã Ba Đồn; xã Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Tiến huyện Quảng Trạch..

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi kiểm tra, rà soát, cân đối, tính toán cân bằng nước các công trình thuỷ lợi đề xây dựng phương án phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu 2024, báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 30/4/2024.   

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi: Cân đối các nguồn nước hiện có để xây dựng kế hoạch tưới, dự kiến khả năng phục vụ tưới thời gian còn lại của vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu để thông báo cho các địa phương. Rà soát, điều chỉnh việc điều tiết nước tại các hồ chứa, kiến nghị điều chỉnh quy trình vận hành từng hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm vận hành an toàn, phù hợp với hiện trạng, diễn biến nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước; chủ động nạo vét kênh mương, hồ chứa nước để khôi phục khả năng trữ nước, sẵn sàng lắp đặt các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước trong các ao, hồ, sông, suối để tưới, giữ nước trong hồ chứa cho cuối vụ Hè Thu...  

 

 

Nguyễn Hoàng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline