Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 07:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Quan trắc môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Thứ tư, 06/09/2023 14:09

TMO - Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố có hại nơi làm việc. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Đây còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta vừa tạo thuận lợi nhưng cũng mang tới thách thức trong việc đảm bảo môi trường lao động (MTLĐ), phòng, chống bệnh nghề nghiệp (PCBNN) cho người lao động. Việc tăng nhanh số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực mới, công nghệ hiện đại kéo theo gia tăng yếu tố có hại trong MTLĐ, gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động; đòi hỏi cần nâng cao chất lượng công tác quan trắc MTLĐ, PCBNN để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Các yếu tố môi trường trong công việc có thể bao gồm khói, bụi, hóa chất, tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao hoặc thấp, độ ẩm, và các yếu tố vật lý khác. Những yếu tố này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh phổi, viêm mắt, bệnh da, và các vấn đề thần kinh khác. Đặc biệt, nhiều công việc đòi hỏi lao động phải tiếp xúc với các chất độc hại, gây ra nguy cơ cao cho các bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng như ung thư, bệnh phổi, tim mạch và các bệnh khác.

Ngoài chấp hành quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, việc quan trắc môi trường lao động còn có ý nghĩa phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động. Dựa trên kết quả các mẫu đo cụ thể (áp dụng với từng lĩnh vực sản xuất) mà đơn vị quan trắc sẽ đánh giá được các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh nghề nghiệp. Từ đó, yêu cầu doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho những lao động làm việc ở những vị trí tương ứng, kịp thời phát hiện các bệnh liên quan đến nghề nghiệp để điều trị, bố trí công việc phù hợp.

Thực tế cho thấy, việc khám sức khỏe định kỳ là phát hiện, tầm soát một số bệnh người lao động mắc phải, còn quan trắc MTLĐ giúp phát hiện nơi làm việc luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích. Từ đó, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty và qua đó giúp cơ quan quản lý có số liệu thực tế về việc đảm bảo môi trường làm việc cho lao động mà đơn vị nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đẩy mạnh công tác kiểm soát, quan trắc chất lượng môi trường lao động định kỳ. 

Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập Trung tâm Y tế các khu công nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý, theo dõi công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp. Định kỳ hằng năm doanh nghiệp phối hợp với cơ quan chức năng quan trắc môi trường lao động. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, toàn tỉnh có 826 doanh nghiệp có yếu tố có hại với tổng số 240 nghìn lao động làm việc đang được quản lý. Theo ngành chức năng địa phương này, những ngành nghề tiềm ẩn yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp như: Xây dựng, khai thác mỏ, hoá chất, cơ khí. Các lĩnh vực này thường phát sinh nhiều bụi, khí độc, tiếng ồn… 

Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư số 19/2011/TT-BYT (hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp), hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động ít nhất một lần để đánh giá yếu tố có hại phù hợp với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Năm 2022, ngành Y tế đã tổ chức tổng điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá và phân cấp quản lý đối với cơ sở lao động có yếu tố nguy hại gây bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra trong số 826 doanh nghiệp thì có tới 601 doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường, chiếm tỷ lệ 73,2%; 68% doanh nghiệp không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, 53% đơn vị chưa có phòng y tế. 

Theo báo cáo của Khoa Bệnh nghề nghiệp (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang), năm 2023 các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký với trung tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho hơn 31.000 lao động. Trong số này, có 20 doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề nghiệp với 2,3 nghìn người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan tới ngành dệt may như tai, bụi phổi silic... Dù mức độ mắc bệnh ở thể nhẹ nhưng trong môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nguy cơ, nếu người lao động  không nâng cao ý thức phòng ngừa thì việc bệnh tiến triển nặng là điều khó tránh.  

May mặc là một trong những hoạt động sản xuất cần được chú trọng quan trắc môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 

Những năm gần đây, các khu, cụm công nghiệp của tỉnh thu hút hàng nghìn nhà đầu tư mở xưởng sản xuất, chế biến, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương và các tỉnh trong cả nước. Hằng năm, Sở Y tế ban hành kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Giang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thường xuyên rà soát, thống kê những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có yếu tố nguy cơ cao để quản lý chặt chẽ.  Nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định quan trắc môi trường hằng năm để có đánh giá chính xác mức độ gây hại tới sức khỏe người lao động, từ đó yêu cầu chủ sử dụng có giải pháp cải thiện môi trường lao động”.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021- 2030.

Trong đó xác định một số mục tiêu cơ bản đến năm 2030 như: Có 80% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp được quản lý; ít nhất 50% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp được kiểm tra về công tác quan trắc môi trường lao động. 100% người lao động tại doanh nghiệp có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng tránh và được quản lý sức khỏe, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp; 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc... 

 

 

Nguyễn Mai

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline