Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Quản lý, phát triển cây xanh trong quy hoạch đô thị

Thứ hai, 14/08/2023 07:08

TMO - Không gian cây xanh là một thành phần quan trọng của không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và nó được xem như là một nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững đô thị. Trong quy hoạch, không gian cây xanh là một chức năng rất quan trọng và được coi như lá phổi của đô thị. 

Sự mở rộng và gia tăng mật độ bề mặt không thấm kéo theo các hậu quả như tăng nhiệt độ không khí của thành phố do hiện tượng bức xạ nhiệt của bê tông; gia tăng chất thải và vấn đề chôn lấp xử lý chất thải ở các khu nhà đô thị tập trung cao; gia tăng ngập lụt; suy giảm chất lượng và khối lượng nguồn nước ngầm do mất bề mặt thấm nước tự nhiên. Không gian xanh đóng góp một cách tích cực để tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và môi trường sống không những cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng dân cư trong đô thị.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hiện nay, việc quản lý và duy trì, phát triển quỹ đất cây xanh đô thị tại nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, nhất là với các quỹ đất cây xanh còn xảy ra tại một số địa phương trong quá trình phát triển đô thị, kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, lĩnh vực cây xanh đô thị hiện nay đang chủ yếu sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư và trồng, chăm sóc, duy trì, chưa nhận được sự quan tâm của nguồn vốn tư nhân tham gia.

Các đô thị hầu hết chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài các quỹ đất đã được quy hoạch công viên, cây xanh. Ngoài ra, việc phát triển các loại cây giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng của địa phương đòi hỏi khoa học và công nghệ hiện đại, trong khi tại nhiều địa phương chưa thể chủ động trong lĩnh vực này. Vì vậy, tại các đô thị đang rất cần sự hỗ trợ về nguồn giống, quy trình chăm sóc, bảo vệ từ cây non đến khi trưởng thành…

Trước thực tiễn nêu trên các địa phương đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện chính sách quản lý và phát triển cây xanh đô thị; trong đó đảm bảo không gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh theo quy định phù hợp với thực tiễn triển khai quản lý tại các địa phương. Cùng với đó, các địa phương kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật về cây xanh; bổ sung các chế tài xử lý khi chủ đầu tư các dự án không dành quỹ đất trồng cây xanh.

Thành phố Vĩnh Yên chú trọng công tác trồng, chăm sóc cây xanh, tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh-sạch-đẹp, hướng tới xây dựng đô thị xanh. Ảnh: NL. 

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thành phố Vĩnh Yên đã huy động các nguồn lực đầu tư và phát triển cây xanh trong quy hoạch đô thị. Giai đoạn 2018 - 2022, thành phố Vĩnh Yên đã triển khai 39 dự án trồng cây xanh kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Năm 2023, thành phố tiếp tục triển khai thêm 14 dự án kết hợp trồng cây xanh. Hiện nay, tổng diện tích thảm cỏ, thảm màu trên địa bàn thành phố là gần 200 ha, trong đó có hơn 26.000 cây xanh bóng mát được trồng tại các tuyến phố, điểm công cộng.

Ngoài quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 - 2030, công tác phát triển cây xanh còn được thành phố lồng ghép trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch chỉnh trang đô thị và các dự án đầu tư xây dựng. Theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang, phát triển đô thị thành phố Vĩnh Yên đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng diện tích cho phát triển cây xanh của thành phố là hơn 55,6 ha. UBND thành phố Vĩnh Yên đang thực hiện việc lập hồ sơ quản lý cây xanh trên 138 tuyến đường, 16 công viên, vườn hoa và 9 vị trí đảo giao thông lớn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh trên địa bàn thành phố”.

TP Biên Hòa đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng mật độ cây xanh. 

Diện tích cây xanh trên địa bàn TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) hiện còn rất hạn chế và đang thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định. Chính vì vậy, trong quy hoạch, TP.Biên Hòa đang tính toán, nâng mật độ cây xanh. Những năm qua, để khắc phục tình trạng thiếu mảng xanh cũng như các không gian công cộng phục vụ nhu cầu của người dân, TP.Biên Hòa cũng đã chú trọng đến việc xây dựng các công viên kết hợp trồng mới cây xanh nhằm gia tăng thêm mảng xanh cho đô thị Biên Hòa.

Tuy nhiên, tỷ lệ cây xanh tập trung trên đầu người tại đô thị Biên Hòa vẫn còn cách rất xa tiêu chuẩn quy định. Theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, đối với đô thị loại I, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đạt tối thiểu 6m2/người dân. Trong khi đó, hiện nay, tỷ lệ cây xanh sử dụng công cộng trên đầu người của thành phố mới chỉ đạt khoảng 1,8m2/người dân.

Để đạt được tiêu chuẩn theo quy định, TP.Biên Hòa cần có thêm 600-700ha cây xanh. Để tăng diện tích cây xanh tập trung, TP.Biên Hòa đang rà soát, bổ sung quy hoạch các công viên cây xanh trên địa bàn. Trong đó, khu rừng thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa quản lý và công viên cây xanh được quy hoạch tại cù lao Hiệp Hòa được xác định sẽ là 2 công viên cây xanh lớn của thành phố trong tương lai.

Bên cạnh đó, TP.Biên Hòa sẽ kêu gọi đầu tư đối với công viên cây xanh đã được quy hoạch tại cù lao Hiệp Hòa. Đây là khu công viên cây xanh tập trung được quy hoạch với quy mô khoảng 100ha. Theo tính toán, nếu 2 công viên cây xanh trên được đầu tư, TP.Biên Hòa sẽ có thêm khoảng 200ha cây xanh tập trung. Đây là diện tích cây xanh rất lớn, quý giá để hướng tới mục tiêu “phủ xanh” đô thị, đáp ứng tiêu chí của một đô thị loại I.

Thành phố Biên Hòa đề xuất UBND tỉnh cho phép rà soát các quỹ đất đủ điều kiện để quy hoạch xây dựng các bãi đỗ xe kết hợp với trồng cây xanh. TP.Biên Hòa sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe nhiều tầng kết hợp thêm diện tích để trồng cây xanh. Còn các nhà đầu tư sẽ đóng vai trò vừa khai thác các bãi đậu xe vừa chăm sóc, phát triển diện tích cây xanh kết hợp. Cùng với đó, TP.Biên Hòa đề xuất UBND tỉnh sử dụng các diện tích đất nhỏ, đủ điều kiện, phù hợp quy hoạch để xây dựng thêm các công viên nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, vừa tăng thêm diện tích đất cây xanh đô thị. 

Tỉnh Bình Thuận chú trọng phát triển cây xanh tại các đô thị lớn như thành phố Phan Thiết. 

Tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hệ thống cây xanh đô thị của thành phố khoảng 15.000 cây xanh. Trong đó, cây mới trồng là 3.525 cây, cây loại 1 là 5.231 cây, cây loại 2 là 5.844 cây, cây loại 3 là 371 cây. Các loại cây xanh đô thị được trồng chủ yếu là dầu rái, sao đen, lim xẹt, bò cạp vàng, bằng lăng, xà cừ, giáng hương, sò đo cam, chuông vàng, phượng... Trên địa bàn đô thị còn có 22 khu công viên và hoa viên với tổng diện tích hơn 26 ha.  

Hệ thống công viên cây xanh được thành phố quan tâm, mở rộng mảng xanh như thực hiện đầu tư các dự án công viên cây xanh trên khắp địa bàn, do đó diện tích mảng xanh trên địa bàn thành phố tăng theo từng năm. Không chỉ vậy, việc phát triển hệ thống cây xanh dần được các tổ chức và người dân quan tâm bằng hình thức xã hội hóa, góp phần tăng cường mảng xanh trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc còn xảy ra tình trạng phá hoại cây xanh đô thị, chặt phá cây, chặt rễ, đóng đinh, treo biển quảng cáo, đổ thuốc độc vào gốc cây... làm ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ sống của cây, thậm chí làm chết cây.  Ngoài ra, một số tuyến đường trồng cây xanh được đầu tư chủng loại chưa được đồng nhất.

Để đạt mục tiêu Phan Thiết trở thành đô thị loại I vào giai đoạn 2025 - 2030, ngành chức năng của thành phố đã đề ra các giải pháp cụ thể. Thực hiện các dự án công viên, cây xanh theo danh mục dự án đầu tư. Tiến hành nâng cấp các công viên cây xanh hiện có trên địa bàn. Đảm bảo đất cây xanh đô thị đạt 7 m2/người vào năm 2025; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt trên 4,5 m2/người.

Đặc biệt, thực hiện các dự án công viên, cây xanh theo danh mục dự án đầu tư: Chỉnh trang cụm Công viên Tháp nước (đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo); Công viên Thương Chánh và đường ven biển; Sửa chữa, nâng cấp Công viên Đồi Dương, Công viên Hùng Vương; Hoa viên khu dân cư Kênh Bàu; Công viên phía Nam thành phố; Công viên dọc bờ sông Cà Ty; Công viên dọc Kênh Bàu… và nhiều khu công viên vườn hoa khác. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp các công viên trên địa bàn thành phố và cây xanh tập trung, vườn hoa của đô thị và trong khu dân cư theo quy hoạch, đảm bảo duy trì đạt tối đa tiêu chuẩn đất cây xanh khu vực công cộng khu vực nội thị. 

 

 

Nguyễn Hạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline