Hotline: 0941068156

Thứ tư, 12/02/2025 12:02

Tin nóng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 12/02/2025

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam còn một số bất cập

Thứ tư, 12/02/2025 08:02

TMO – Một trong những bất cập, hạn chế là quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới còn rất khác nhau, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới, dẫn tới một số trở ngại nhất định trong quá trình vận hành, xử lý công việc.

Tính đến nay, Việt Nam có 34 di sản UNESCO công nhận, ghi danh, trong đó có: 08 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận theo Công ước 1972 về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972); 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh theo Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể; 10 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh theo Chương trình Ký ức Thế giới.

Sau khi các di tích được UNESCO công nhận Di sản văn hóa và Thiên nhiên Thế giới theo Công ước 1972, việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích này, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam, Công ước 1972, Hướng dẫn thực hiện Công ước và các văn bản liên quan.

Theo đó, tùy thuộc điều kiện và tình hình thực tế, các địa phương, nơi có Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đều thành lập Ban Quản lý di tích, giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng di sản thế giới; xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý di sản thế giới; giám sát chặt chẽ về tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới…, từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

(Ảnh minh họa)

Sau ghi danh, các di sản thế giới ở Việt Nam ngày càng được nhiều người biết tới, góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, ít nhiều làm thay đổi uy tín, cơ cấu, diện mạo kinh tế - xã hội của các địa phương nơi có di sản thế giới. Cũng nhờ đó, các di sản này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam thời gian qua cũng còn một vài bất cập, hạn chế. Đơn cử như: Quy định pháp luật về di sản văn hóa chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới hiện nay; quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới còn rất khác nhau, chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới, dẫn tới một số trở ngại nhất định trong quá trình vận hành, xử lý công việc, đồng thời chưa phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ di sản thế giới...

Thực tế nêu trên đặt ra yêu cầu cần có những quy định cụ thể trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản thế giới, nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ di sản thế giới ở Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là rất cần thiết.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách về quản lý và bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự thảo Nghị định này gồm 04 chương, 22 điều.

Cụ thể, Chương I. Những quy định chung gồm 03 điều quy định những vấn đề có tính nguyên tắc chung, bao gồm: phạm vi điều chỉnh của Nghị định; đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích những khái niệm chính về di sản thế giới, giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn của di sản thế giới, khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới. 

Chương II. Bảo vệ và quản lý di sản thế giới gồm 13 điều quy định những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới. Các quy định tại Chương này tập trung vào những vấn đề: giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn yếu tố gốc của di sản thế giới; những vấn đề liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý, quy chế bảo vệ di sản thế giới; nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý và quy quy chế bảo vệ di sản thế giới. 

Chương III. Trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới gồm 04 điều quy định về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong bảo vệ và quản lý di sản thế giới. Chương IV. Điều khoản thi hành gồm 02 điều quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện nghị định.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline