Hotline: 0941068156

Thứ tư, 04/12/2024 15:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ tư, 04/12/2024

Phương tiện sử dụng năng lượng ‘xanh’ được nhận biết bằng tem kiểm định

Thứ ba, 03/12/2024 08:12

TMO – Theo quy định, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường khi tham gia giao thông được nhận biết bằng tem kiểm định có nền màu xanh lá cây.

Nội dung trên được nêu tại Thông tư 53/2024 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.

Theo loại năng lượng sử dụng, xe cơ giới (trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc) được phân loại như sau: Xe cơ giới chỉ có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel; Xe cơ giới thân thiện môi trường là xe cơ giới sử dụng năng lượng hoặc công nghệ giúp giảm phát thải carbon trực tiếp khi vận hành so với xe cơ giới thông thường nêu trên (như xe sử dụng nhiên liệu CNG, xe hybrid điện nhẹ MHEV, xe hybrid điện hoàn toàn FHEV hoặc SHEV, xe hybrid nạp điện ngoài PHEV); Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xe cơ giới không phát thải trực tiếp các-bon khi vận hành (như xe thuần điện PEV hoặc BEV, xe điện dùng pin nhiên liệu thuần túy PFCEV hoặc FCEV, xe sử dụng nhiên liệu hy-đrô).

Ngành giao thông vận tải đang hướng đến mục tiêu 30% người dân sử dụng ô tô điện và 22% xe máy điện vào năm 2030. Ảnh minh họa.

Thông tư 53/2024 quy định xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường khi tham gia giao thông được nhận biết bằng tem kiểm định có nền màu xanh lá cây. Chi tiết mẫu tem sẽ được quy định tại Thông tư quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Liên quan đến phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, tại quyết định 1191/QĐ-BGTVT về Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 30% người dân sử dụng ô tô điện và 22% xe máy điện trong tổng số xe sử dụng.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, từ nay đến năm 2030, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến ô tô điện, xe mô tô, xe gắn máy điện. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa các quy định về trạm dừng, trong đó có số lượng vị trí lắp đặt trụ sạc điện, hạ tầng cung cấp điện trong trạm dừng nghỉ sẽ được áp dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, đến năm 2030 toàn bộ xe máy đảm bảo đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu 2,3 lít/100 km; toàn bộ ô tô từ 9 chỗ trở xuống được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới bán ra đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu. Phương tiện mới áp dụng quy định trên theo lộ trình đạt 30% tổng số phương tiện vào năm 2027, 50% vào năm 2028, 75% vào năm 2029 và 100% vào năm 2030.

Đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội là 45% - 50%, TP. HCM là 25%, Đà Nẵng 25% - 35%, Cần Thơ 20%, Hải Phòng 10% - 15%, đô thị loại I đạt ít nhất 5%. Đồng thời, các đô thị lớn sẽ đưa các tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động, như Hà Nội có đoạn trên cao tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội đã hoạt động và toàn tuyến số 3, được hoàn thành và khai thác vào năm 2030. Tại TP. HCM, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ được đưa vào vận hành vào tháng 12/2024. Giai đoạn 2024 - 2030, các thành phố lớn tiếp tục phát triển xe buýt CNG (sử dụng khí thiên nhiên) bảo đảm mục tiêu đến 2030, tổng số xe buýt CNG là 623 xe gồm 423 xe tại TP. HCM và 200 xe tại Hà Nội.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra các biện pháp chuyển đổi vận tải từ đường bộ sang các phương thức vận tải thân thiện môi trường như đường sắt, đường thủy nội địa và đường ven biển, trong đó có tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, đường thủy.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, kế hoạch trên nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, giảm 5,9% lượng phát thải so với kịch bản phát triển thông thường. Cụ thể, năm 2025 giảm được 3,4 triệu tấn CO2tđ; đến năm 2030 giảm 10,61 triệu tấn CO2tđ; cả giai đoạn 2021 - 2030 giảm 45,62 triệu tấn CO2tđ. Với số lượng phương tiện hiện nay và gia tăng hàng năm, ước tính lượng phát thải khí nhà kính được dự báo sẽ tăng trung bình 6 - 7% mỗi năm, đạt gần 90 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030…/.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline