Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 03:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh trong mùa bão lũ

Thứ tư, 31/07/2024 11:07

TMO - Vào mùa mưa bão, ngập lụt, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bùng phát dịch bệnh thường gia tăng. Do đó, việc triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động ngăn ngừa tình trạng trên là nhiệm vụ quan trọng mà các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này, con người rất dễ bị ngộ độc. Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh cũng thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau mưa bão, lụt, thiên tai như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E... Do đó, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong khi xảy ra bão lụt cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ là vô cùng quan trọng.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng cần đẩy mạnh triển khai trong mùa bão lũ. 

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Trước khi mùa mưa bão, lũ lụt, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, người tiêu dùng, người nội trợ (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành y tế.

Các cơ quan thuộc ngành y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực…sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm, hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng.

Khi mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Nhất định phải thực hiện ăn chín, uống chín. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng. Thông thường, sau mùa mưa bão, lũ lụt, thực phẩm sẽ khan hiếm, đắt đỏ, có nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu đói, nhất là đối với nhân dân miền núi, hoặc vùng bị cô lập tạm thời trong khi chờ bão lũ rút hẳn. Chính vì vậy, chính quyền phải nhanh chóng triển khai hỗ trợ nhân dân.

Cần nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau khi bão tan, nước rút, hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh. 

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực phầm lưu thông trên thị trường. Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, địa phương cần chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng trong cộng đồng.

Ngoài ra, mùa mưa bão sẽ dẫn đến việc vệ sinh thân thể sạch sẽ bị hạn chế khiến cho dễ mắc bệnh da liễu. Quần áo bị ẩm cần giặt, phơi khô… Ngoài chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. 

Người dân nên dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm; làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt; bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác; không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn… 

Đối với những người bị tiêu chảy, hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm. Đặc biệt, mỗi gia đình nên có hộp thuốc gia đình, trong đó dự trữ một số thuốc trị bệnh đường tiêu hóa, thuốc chữa bệnh ngoài da đã được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết đối với người dân thường sống trong khu vực dễ bị tác động bởi mùa mưa bão, lũ lụt. Các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.  

 

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline