Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Phòng chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô

Chủ nhật, 10/03/2024 07:03

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk yêu cầu UBND cấp huyện rà soát kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Đắk Lắk, từ tháng 3 đến 5/2024, khu vực đầu nguồn sông, suối thuộc các huyện Krông Bông, Ea H’leo, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp khả năng bị cạn kiệt; xuất hiện tình trạng hạn hán cục bộ ở một số địa phương ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước do tác động của hiện tượng El Nino, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô 2023 - 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đề nghị UBND cấp huyện rà soát kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô; trong đó, cần xác định nguy cơ ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể.

UBND các huyện, thị xã, thành phố cần bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước; bố trí vùng sản xuất cây trồng có cùng nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc điều tiết nước. Đồng thời, ngành nông nghiệp đề nghị UBND cấp huyện phối hợp xây dựng kế hoạch lấy nước vùng hạ du các hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp; bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm. Các huyện cần ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung; rà soát khả năng cung cấp nguồn nước tới từng hộ, thôn/buôn ở vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước…

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mùa khô là đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đề nghị Công ty TNHH Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, UBND cấp huyện tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập tạm, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước; thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất; điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho cả mùa khô...

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT giao Chi cục Thủy lợi phối hợp tổng hợp kiểm kê nguồn nước từ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cập nhật, theo dõi diễn biến tình hình hạn hán, thiếu nước.

Theo số liệu năm 2023, Đắk Lắk hiện có trên 200.000 ha cà phê, trong đó diện tích tưới từ công trình thủy lợi là 58.806 ha; diện tích còn lại được tưới từ các sông, suối, ao, hồ, giếng…Để bảo đảm nguồn nước tưới cũng như việc phát triển bền vững cho cây cà phê trong mùa khô, ngoài đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi thì việc phát triển sản xuất xanh được nhiều hộ nông dân chú trọng ứng dụng.

Hiện toàn tỉnh có trên 45.670 ha áp dụng quy trình sản xuất bền vững, chiếm khoảng 22,12% diện tích cà phê toàn tỉnh. Ngành nông nghiệp đã chủ động, tích cực tham gia vào việc thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi, phát triển kinh tế xanh và tiếp tục thực hiện công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân trồng cà phê để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới.

Sở NN&PTNT giao Chi cục Thủy lợi phối hợp tổng hợp kiểm kê nguồn nước từ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. 

Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, trong mùa khô năm 2023 - 2024 ở Tây Nguyên, khô hạn sẽ xảy ra trên diện rộng và có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016 và năm 2019 - 2020. Vì vậy, việc chủ động nguồn nước tưới cho các loại cây trồng được các địa phương, chủ công trình thủy lợi tính toán ngay từ đầu vụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh sẽ gieo trồng 57.680 ha các loại cây trồng ngắn ngày, trong đó, lúa nước 40.000 ha. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ đông xuân 2023 - 2024, Sở yêu cầu các địa phương chỉ đạo sản xuất theo hướng an toàn và đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở bố trí cơ cấu cây trồng và sử dụng giống thích hợp với thực tế nguồn nước, đất đai nhằm né tránh các điều kiện thời tiết bất thuận và tình trạng khô hạn cuối vụ.

Theo kế hoạch vụ đông xuân 2023 - 2024, Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi tỉnh có nhiệm vụ cung cấp nước cho trên 53.157 ha cây trồng, gồm: gần 25.000 ha lúa, cây công nghiệp trên 26.000 ha, hoa màu 1.975 ha, thủy sản 215 ha. Để chủ động trong công tác phòng, chống hạn vụ đông xuân thì ngay từ đầu vụ, công ty đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, kiểm tra tình hình nguồn nước, diện tích tưới của từng công trình để lập phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho tất cả các công trình, đặc biệt các công trình có nguy cơ hạn về cuối vụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cho biết, năm 2023, tỉnh triển khai 65 dự án thủy lợi, tổng mức đầu tư gần 1.600 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa nước, 161 đập dâng và 78 trạm bơm; nâng tỷ lệ đảm bảo tưới cho cây trồng dùng nước trên địa bàn đạt 83,88%.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả nhiều văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về phát triển thủy lợi. Đồng thời, phổ biến, tuyên truyền và triển khai tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được chú trọng; thường xuyên kiểm tra, đánh giá khối lượng nước hữu dụng của toàn bộ hệ thống hồ, đập để có kế hoạch đóng, mở nước phù hợp, có kế hoạch luân phiên điều tiết nước hợp lý.

Để ứng phó với nguy cơ khô hạn trong mùa khô năm nay, bên cạnh các giải pháp công trình, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc quy hoạch về diện tích, loại cây trồng ở mỗi vùng; nêu cao ý thức tiết kiệm, san sẻ cùng cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước. Các địa phương cần theo dõi sát các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến thời tiết thủy văn và nguy cơ khô hạn, thiếu nước trong từng thời kỳ để có những định hướng chỉ đạo sản xuất phù hợp và phòng, chống hạn hiệu quả.

 

 

Thanh Hải

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline