Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 09:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam

Thứ bảy, 02/03/2024 13:03

TMO - Ủy ban sông Mekong Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên quốc gia trên Lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk.

Tại Quyết định 204/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đảm nhận chức danh Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên Lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam, theo quy định của Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mekong, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên quốc gia trên Lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam. Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đối tác quốc tế, khu vực, trong nước và các cá nhân có liên quan trong theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động liên ngành trên Lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan: Thực hiện Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mekong và các quy chế, thủ tục liên quan; thực hiện các quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh; quy hoạch môi trường và chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk; thực hiện các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt trên các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San- Srêpốk.

(Ảnh minh họa)

Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thượng nguồn tới các vùng lãnh thổ của Việt Nam thuộc Lưu vực sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong lưu vực sông Mekong có tác động xuyên biên giới.

Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước, các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và tài nguyên liên quan trên Lưu vực sông Mekong nhằm đảm bảo sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước sông Mekong, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam thông qua quy hoạch tổng thể, các dự án hợp tác và nghiên cứu khoa học công nghệ cho lưu vực Mekong, đặc biệt là các dự án trên dòng chính.

Ủy ban sông Mekong được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1995. Theo đó, ngày 5/4/1995, bốn quốc gia là Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mekong (gọi tắt là Hiệp định Mekong 1995) và thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế nhằm tăng cường hợp tác Mekong giữa các quốc gia ven sông. Nhằm tăng cường vai trò của Ủy ban sông Mekong Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định Mê Công 1995, ngày 30/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 860/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban sông Mekong Việt Nam.

 

 

THẢO PHƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline