Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 21:11
Thứ bảy, 23/12/2023 19:12
TMO - Đến năm 2050, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước; áp dụng triệt để công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phát triển bền vững hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tương xứng với tiềm năng khoáng sản, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng cho nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, cảnh quan. Hình thành ngành khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tập trung, đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp khai thác - chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trở thành ngành công nghiệp hiện đại, áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ định vị vào quản lý và sản xuất; hạn chế các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh; đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm xi măng và đá hoa trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản.
(Ảnh minh họa)
Đến năm 2050, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước; áp dụng triệt để công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050; chấm dứt các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển vật liệu xanh, vật liệu mới thân thiện với môi trường; khuyến khích hình thành và phát triển một số doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Trong giai đoạn 2030, dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét và 31 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục hoàn thành việc thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 14 đề án thăm dò khoáng sản đá vôi, 19 đề án thăm dò khoáng sản sét, 09 đề án thăm dò các loại khoáng sản làm phụ gia đã được cấp giấy phép thăm dò; tiếp tục thăm dò bổ sung theo chiều sâu, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản đá vôi khoảng 3.658.100 nghìn tấn, với khoáng sản sét khoảng 962.600 nghìn tấn và với các loại khoáng sản làm phụ gia khoảng 499.300 nghìn tấn.
Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 38 khu vực khoáng sản đá vôi, 52 khu vực khoáng sản sét và 34 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục cấp giấy phép khai thác cho các dự án được thăm dò bổ sung; thực hiện 115 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 1.758.700 nghìn tấn, 107 dự án khai thác sét với trữ lượng khai thác khoảng 348.300 nghìn tấn và 49 dự án khai thác các loại khoáng sản làm phụ gia với trữ lượng khai thác khoảng 187.900 nghìn tấn.
Giai đoạn năm 2031 - 2050: Dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 45 khu vực khoáng sản đá vôi, 29 khu vực khoáng sản sét và 12 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục thăm dò bổ sung theo chiều sâu, nâng cấp trữ lượng đối với các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác. Tổng trữ lượng thăm dò các khu vực quy hoạch dự kiến đạt được với khoáng sản đá vôi khoảng 3.771.900 nghìn tấn, với khoáng sản sét khoảng 415.500 nghìn tấn và với các loại khoáng sản làm phụ gia khoảng 161.900 nghìn tấn.
Dự kiến cấp mới các giấy phép khai thác tại 44 khu vực khoáng sản đá vôi, 39 khu vực khoáng sản sét và 12 khu vực các loại khoáng sản làm phụ gia; tiếp tục cấp giấy phép khai thác cho các dự án được thăm dò bổ sung; thực hiện 154 dự án khai thác đá vôi với trữ lượng khai thác khoảng 4.837.400 nghìn tấn, 135 dự án khai thác sét với trữ lượng khai thác khoảng 1.079.200 nghìn tấn và 59 dự án khai thác các loại khoáng sản làm phụ gia với trữ lượng khai thác khoảng 478.500 nghìn tấn.../.
PHẠM DUNG
Bình luận