Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 06:11
Thứ tư, 07/12/2022 19:12
TMO - Ngành nông nghiệp hiện đang phải đối mặt với các thách thức toàn cầu để cung cấp đủ lương thực thực phẩm và nhiên liệu, đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi và ngày càng tăng trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn ra trên toàn thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn đứng vào Top 15 cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, vươn tới thị trường trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khí hậu, thị trường đang thay đổi, cách lựa chọn của người tiêu dùng đang thay đổi, đòi hỏi phải thay đổi để tạo ra các giá trị mới, phù hợp với xu thế của thời đại. Bối cảnh mới đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích của nông dân sản xuất nhỏ, và bền vững của môi trường toàn cầu. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái theo hướng đa giá trị, đa ngành, lồng ghép các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường…; bảo đảm sự phát triển toàn diện trong mối tương tác với môi trường sinh thái. Cùng với việc tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên, ngành Nông nghiệp, các địa phương, cần triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học; chủ động thúc đẩy kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh; đồng thời chuyển đổi nông nghiệp, nông thôn theo hướng: Nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân thông minh…
Tạo dựng nền nông nghiệp xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu không ngừng tăng.
Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, cần huy động mọi nguồn lực từ tài chính đến tri thức công nghệ và đặc biệt là phát huy vai trò của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Thông qua hệ thống cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án, dẫn dắt ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; định hướng phát triển thị trường…, qua đó nâng cao trình độ sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân. Mặt khác, qua các hoạt động liên kết, doanh nghiệp và người nông dân cùng nâng cao trách nhiệm với mỗi sản phẩm của chính mình cũng như với các vấn đề về môi trường, xã hội.
Và để hình thành một nền nông nghiệp trách nhiệm, cốt yếu phải tạo dựng những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, được chuẩn hóa với quy trình canh tác chặt chẽ. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần phối hợp với các địa phương triển khai đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây có thể xem là yếu tố hàng đầu để định vị một nền nông nghiệp xanh, có trách nhiệm với người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Mặt khác là thúc đẩy chuyển đổi số để khớp nối thông tin giữa sản xuất và tiêu thụ, hướng tới một nền nông nghiệp minh bạch.
Thiên Lý
Bình luận