Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 09:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Phát triển kinh tế tư nhân: Hướng đi chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình

Thứ sáu, 04/04/2025 19:04

TMO - Bên cạnh việc nhanh chóng hoàn thiện các chính sách, tháo gỡ cơ chế xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá cho thành phần kinh tế quan trọng này, cần có chính sách thúc đẩy liên kết ngang giữa các doanh nghiệp nội địa, tạo ra cụm ngành hợp tác để cùng chia sẻ.

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá. Cụ thể phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 8%, tạo đà để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số. Chính vì vậy, vai trò của khối kinh tế tư nhân (KTTN) lại càng quan trọng với quá trình thực hiện mục tiêu này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay khu vực KTTN có một điểm yếu là sự phân tán và thiếu tính liên kết ngành, khiến các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa khó hình thành chuỗi giá trị bền vững. Trong khi đó, các DN lớn hoặc khối FDI thường có ưu thế vượt trội về nguồn lực và công nghệ. Đồng thời, khối DNTN vẫn gặp phải những rào cản trong tiếp cận vốn, tài nguyên, công nghệ và hạ tầng hỗ trợ.

Do đó, bên cạnh việc nhanh chóng hoàn thiện các chính sách, tháo gỡ cơ chế xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá cho thành phần kinh tế quan trọng này, Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy liên kết ngang giữa các DN nội địa, tạo ra cụm ngành hợp tác để cùng chia sẻ công nghệ, nhân lực và thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh nội tại, thay vì quá phụ thuộc vào các "cánh chim đầu đàn" nước ngoài.

(Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, Việt Nam trở thành một điểm sáng về sản xuất, dịch vụ và công nghệ tại châu Á. Sự vươn mình ngoạn mục này đạt được nhờ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện các cải cách kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cam kết đó vẫn tiếp tục và vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao trong 25 năm tới.

Đặc biệt, thời gian gần đây, Chính phủ đã đề cao vai trò của nền KTTN. Điều này sẽ tạo ra một cú hích mạnh mẽ để nền kinh tế bứt phá, bởi khu vực KTTN đóng góp khoảng 50% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động và là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Do đó, việc phát triển hơn nữa khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ là đòn bẩy cho sự chuyển đổi kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung vào những lĩnh vực như công nghệ bán dẫn, AI, năng lượng tái tạo, dịch vụ số, nông nghiệp công nghệ cao và logistics thông minh. Đây là những ngành có thể chuyển từ mô hình dựa trên nhân công giá rẻ sang phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao. Thực hiện nhanh, tốt điều này không chỉ có tiềm năng lớn, mà còn là mũi nhọn giúp Việt Nam bứt phá trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Liên quan đến phát triển KTTN, chiều 2/4 vừa qua, phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển KTTN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đây là Đề án có nội dung khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều, ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ liên quan toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân mà còn liên quan các cấp, các ngành, các địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới.

Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện Đề án để trình cấp có thẩm quyền, với quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần nhấn mạnh thêm về một số nhiệm vụ, giải pháp, mà trước hết là nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, tạo thống nhất cao, nhận thức đúng tầm, khơi dậy niềm tin, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế với tinh thần thể chế phải thông thoáng, cắt bỏ những thủ tục rườm rà, không gây phiền hà, gây ách tắc cho người dân và doanh nghiệp, giảm tối đa thời gian, chi phí tuân thủ; đặc biệt là bảo đảm việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể với thời gian quy định cụ thể và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Về huy động nguồn lực, phải đa dạng hóa nguồn lực, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng để người dân, doanh nghiệp tiếp cận các công việc, cơ hội kinh doanh thuận lợi, dễ dàng, phù hợp nhất; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các mô hình "lãnh đạo công, quản trị tư", "đầu tư công, quản lý tư", "đầu tư tư, sử dụng công".  Để giải phóng nguồn lực trong dân, phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế. Thúc đẩy kinh doanh bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm nền tảng, động lực; ứng phó biến đổi khí hậu; có cơ chế, chính sách khuyến khích các lĩnh vực ưu tiên.

Thủ tướng Chính phủ nễu rõ: Phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng cho kinh tế tư nhân, khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế, mang lại hiệu quả cho xã hội, làm giàu cho chính mình, gia đình và làm giàu cho đất nước. Cần thúc đẩy quản trị thông minh; phát triển hạ tầng để giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp, năng năng suất lao động. Huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia các công trình trọng điểm quốc gia, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực…/.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline