Hotline: 0941068156

Thứ tư, 12/02/2025 00:02

Tin nóng

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 12/02/2025

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường

Thứ hai, 10/02/2025 06:02

TMO - Việt Nam hiện có khoảng 1,7 nghìn cơ sở xử lý chất thải rắn, gồm 470 lò đốt và hơn 1,2 nghìn bãi chôn lấp, tăng 120 bãi so với năm 2019. Khoảng 64% tổng lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và 20% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt. Thế nhưng, tỉ lệ thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết số 111/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đáng chú ý, kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch số 744-KH/BCSĐTNMT về việc thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết số 111/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc ban hành Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ TN&MT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 111/NQ-CP nhằm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành.

Theo đó, kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN; chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55. Kế hoạch trên cũng đề cập tới việc cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tăng cường công tác tiết kiệm, chống lãng phí; gắn với nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường, thực hiện tốt chiến lược phát triển của ngành với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện. Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là chìa khóa để Việt Nam mạnh mẽ vươn mình, trở thành nước phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để đạt được mục tiêu đề ra, kế hoạch trên đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó lưu ý ban cán sự đảng bộ các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc bộ tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 111/NQ-CP đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo sự quyết tâm cao về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việt Nam phấn đấu đến năm 20230 việc tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN.

Đảm bảo thể hiện bằng hành động cụ thể trong triển khai các nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kế hoạch cũng đặc biệt lưu ý tới việc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.

Thống kê cho thấy hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.000 nhà máy cấp nước với tổng công suất khoảng 13,2 triệu m3/ngày đêm và 82 nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 1,79 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ cung cấp dịch vụ đạt 94% với tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày... Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nhiệm vụ đặt ra đối với quản lý và phát triển cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, Việt Nam cần đổi mới cơ chế, chính sách và mô hình tổ chức, hoạt động doanh nghiệp nhằm phát huy tính chủ động, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ. Hiện nay, theo thống kê của Bộ TN&MT, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi cả nước mỗi ngày khoảng 67.877 tấn. Riêng khu vực đô thị phát sinh khoảng 38.143 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 29.734 tấn/ngày. Công tác phân loại, xử lý chất thải rắn vì vậy gặp rất nhiều thách thức.

Cũng theo thống kê của Bộ TN&MT, Việt Nam hiện có khoảng 1,7 nghìn cơ sở xử lý chất thải rắn, gồm 470 lò đốt và hơn 1,2 nghìn bãi chôn lấp, tăng 120 bãi so với năm 2019. Khoảng 64% tổng lượng chất thải được xử lý bằng chôn lấp và 20% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt. Thế nhưng, tỉ lệ thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%.

Lãnh đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhận định, cần xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nước ta để làm căn cứ cho việc đánh giá lựa chọn công nghệ. Các tiêu chí đánh giá này nên tập trung vào kỹ thuật sao cho phù hợp với kinh tế và môi trường bản địa. Đặc biệt, đưa ra tiêu chí khuyến khích các công nghệ hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việc quản lý, tái chế chất thải là trách nhiệm của toàn xã hội. Theo đó, vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả. Chất thải được phân loại và tận dụng tái chế triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

 

 

Khánh Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline