Hotline: 0941068156
Thứ tư, 14/05/2025 08:05
Thứ sáu, 07/03/2025 08:03
TMO – Thời gian tới sẽ tăng cường nghiên cứu, phát triển các ngành kinh tế biển mới, nhiều tiềm năng (dược liệu biển, y học biển, hóa học biển, các vật liệu mới). Nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp thu hồi và lưu trữ khí nhà kính ở các bể trầm tích và cấu trúc địa chất ngoài khơi.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy hoạch. Trong đó đề ra nhóm nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống các sản phẩm du lịch biển, đảo của quốc gia theo hướng xanh, bền vững, có trách nhiệm gắn với phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển; nâng cao đời sống văn hoá, xã hội của cư dân vùng biển, đảo; bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên, văn hoá, lịch sử, bản sắc dân tộc trên cơ sở Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt.
Lập hồ sơ kiểm kê, xếp hạng di tích các cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt; kiểm kê, đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, di sản tư liệu, nhằm gìn giữ giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển.
Người dân nuôi cá lồng bè trên biển.
Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, gắn với bảo tồn biển và văn hoá biển, bảo đảm phù hợp với định hướng của Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về biển, đảo cũng là một nhiệm vụ trọng tâm sẽ được triển khai. Cụ thể, sẽ tăng cường nghiên cứu, phát triển các ngành kinh tế biển mới, nhiều tiềm năng (dược liệu biển, y học biển, hóa học biển, các vật liệu mới). Nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp thu hồi và lưu trữ khí nhà kính ở các bể trầm tích và cấu trúc địa chất ngoài khơi. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, biển và hải đảo; phát triển các ngành kinh tế biển mới.
Xây dựng và triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển, thuỷ sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới theo hướng xanh, tuần hoàn, phát thải carbon thấp... phục vụ nhu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, nhằm hướng tới quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên biển và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh biển, đảo…/.
QUỲNH VÂN
Bình luận