Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Phát triển du lịch sinh thái gắn với nhiệm vụ bảo vệ rừng

Thứ sáu, 22/04/2022 11:04

TMO – Miền núi phía Bắc là một vùng đất rộng lớn gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang…, nơi đây sở hữu nguồn tiềm năng du lịch phong phú với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái.

Sắc màu thiên nhiên

Trong chuyến công tác đến với Lâm Bình, một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, vượt gần 300km với những cung đường đèo, cua, uốn lượn. Thật thích mắt khi cả đoàn chúng tôi được đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng, đại ngàn xứ Tuyên. Qua thành phố Tuyên Quang, đến địa phận các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, anh bạn tôi liên tục thốt lên: “Nhiều rừng quá, nhìn ngút tầm mắt, thích thật”. Chúng tôi mải “thả mình vào thiên nhiên” để ngắm cảnh đẹp và thư giãn tâm hồn mà không biết rằng đã đến huyện Lâm Bình từ lúc nào nữa.

Danh thắng Cọc Vài, biểu tượng của du lịch Tuyên Quang.

Anh bạn tôi tiếp tục cất lời: “Không khí ở đây ‘đã’ thật đấy, bốn bề xung quanh phủ kín núi rừng”. Quả đúng Tuyên Quang nhiều rừng thật, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng, lên đến trên 65% diện tích đất tự nhiên. Con số là vậy, nhưng nói về “chất lượng” rừng nguyên sinh mà kiểm lâm vẫn hay gọi là rừng đặc dụng với độ đa dạng sinh học cao thì Tuyên Quang dẫn đầu cả nước với hàng trăm nghìn ha được bảo vệ nghiêm ngặt. Không phải nghiễm nhiên từ “Thủ đô xanh” lại được gắn với mảnh đất Tuyên Quang. 

Tỉnh Tuyên Quang có chính sách phân loại, bảo vệ, phát huy giá trị của rừng từ rất sớm. Bên cạnh rừng sản xuất, rừng phòng hộ, thì rừng đặc dụng được coi trọng đặc biệt. Ngoài là “lá phổi xanh” của tỉnh, rừng đặc dụng còn có ý nghĩa lâu dài trong phát triển du lịch sinh thái. Điểm nhấn là đầu năm 2019 Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình được công nhận là danh thắng quốc gia đặc biệt. 

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình được công nhận là danh thắng quốc gia đặc biệt vào đầu năm 2019.

Được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình có diện tích bảo vệ trên 61.300 ha, trong đó có 8.000 ha vùng lòng hồ, nằm ở 14 xã, thị trấn thuộc hai huyện Na Hang và Lâm Bình. Khu bảo tồn nằm giữa những cánh rừng đại ngàn dọc đôi bờ sông Gâm và sông Năng. Nơi đây có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ thống hang động độc đáo, kỳ thú. Tại đây có 8 loài khỉ, trong đó voọc mũi hếch, voọc đen má trắng thuộc loại quý hiếm, đặc hữu. Quỹ Bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là một trong những hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.

Voọc mũi hếch là động vật quý hiếm sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Lâm Bình - Ảnh: Sưu tầm.   

Phát triển du lịch từ... rừng! 

Với nhiều giá trị đặc sắc về mặt cảnh quan, môi trường, tài nguyên, động thực vật đa dạng, phong phú và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại đây là những yếu tố thuận lợi để phát triển một số loại hình du lịch, như: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, khám phá rừng, núi, hang động, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu... 

Đặc biệt trên địa bàn huyện Lâm Bình có quần thể hang, động vô cùng huyền bí cùng với hồ thủy điện Tuyên Quang, khu vực huyện Na Hang – Lâm Bình (hồ thủy điện Na Hang – Lâm Bình), đã và đang cuốn hút du khách đam mê du lịch khám phá. Hồ thủy điện Na Hang – Lâm Bình được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây còn lưu giữ hệ sinh thái vô cùng phong phú, cùng vô số hòn đảo lớn nhỏ trên mặt hồ đã tạo nên một cảnh đẹp rất riêng giữa núi rừng Việt Bắc, như núi Pác Tạ, thác Khuổi Nhi...

Nếu ai đã một lần ngồi trên thuyền đi trải nghiệm trên hồ thủy điện Na Hang – Lâm Bình chắc sẽ phải ngạc nhiên với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ nơi đây, bức tranh sơn thủy hữu tình khiến người ta liên tưởng đến Vịnh Hạ Long đang hiện ra trước mắt.

Lần đầu đặt chân đến Na Hang, Lâm Bình anh Phạm Đức Huy (Đống Đa, Hà Nội) mới có dịp chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên vẫn còn nguyên vẹn nét hoang sơ. Xen kẽ giữa núi non trùng điệp là bạt ngàn cánh rừng nguyên sinh và nước hồ trong xanh. Ẩn sâu trong lòng núi quanh hồ và các hang động, là nơi lưu giữ nhiều dấu tích cổ xưa làm nên một vùng văn hóa đặc sắc.

Xen kẽ giữa núi non trùng điệp là bạt ngàn cánh rừng nguyên sinh và nước hồ trong xanh.

“Mặc dù đã đi du lịch nhiều nơi ở miền Bắc. Thế nhưng ít nơi nào giữ được cảnh đẹp thiên nhiên nguyên bản và hoang sơ như ở Tuyên Quang với những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn; bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc; khí hậu mát mẻ, trong lành; không gian thoáng đãng, yên bình. Đến Tuyên Quang, tôi được thỏa sức khám phá, trải nghiệm những khu, diểm du lịch sinh thái nổi trội, ấn tượng. Lần tới khi đến với mảnh đất này, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để trải nghiệm bản sắc văn hóa cũng như khám phá sự đa dạng của thiên nhiên” - anh Phạm Đức Huy cho biết.

Để giữ được cảnh quan thiên nhiên gắn với phát triển du lịch khám phá, thì công tác quản lý bảo vệ rừng phải được được thực hiện nghiêm ngặt. Bởi rừng tự nhiên sẽ là điểm nhấn tạo nên hình ảnh thiên nhiên giao hòa, thu hút khách du lịch thích trải nghiệm. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng khu vực lòng hồ thủy điện Na Hang- Lâm Bình.

Cán bộ Kiểm lâm tăng cường công tác tuần rừng.

Để bảo vệ nghiệm ngặt rừng phòng hộ khu vực lòng hồ thủy điện, ngoài việc thường xuyên tuần tra và kiểm soát, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình đã ký hợp đồng giao khoán với các hộ dân để bảo vệ rừng tại gốc. Các hộ dân ký hợp đồng giao khoán được tạo điều kiện phát triển tăng gia sản xuất dưới tán rừng. Chính nhờ mô hình này đã giúp lực lượng kiểm lâm kiểm soát tốt công tác bảo vệ rừng.

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng, trong những năm qua, số vụ xâm hại rừng tại huyện Lâm Bình liên tục giảm. Rừng tự nhiên được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, từng bước đánh thức tiềm năng du lịch của địa phương này.

 

 

Thiên Trường

 

VACNE: Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả mô hình du lịch sinh thái

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline