Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên

Thứ ba, 10/01/2023 08:01

TMO – Du lịch Việt Nam là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất bởi đại dịch Covid -19. Năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới 80%, tổng thu từ khách du lịch giảm đến 59% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, lượng khách quốc tế giảm gần 96%, tổng thu từ du lịch giảm sâu.

Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, những năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, trong hơn 02 năm qua, Du lịch Việt Nam là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất bởi đại dịch Covid -19. Năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới 80%, tổng thu từ khách du lịch giảm đến 59% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, lượng khách quốc tế giảm gần 96%, tổng thu từ du lịch giảm sâu.

Từ tháng 3 năm 2022, Việt Nam đã mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, đón khách quốc tế sớm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thị trường du lịch đã dần khôi phục trở lại, du lịch nội địa đã phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2022 chưa được như kỳ vọng, mới đạt khoảng 70% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của vấn đề này có cả khách quan và chủ quan như các đại biểu đã nhận định, chia sẻ tại Hội nghị hôm nay, trong đó có nguyên nhân chủ quan do chúng ta chưa có được những giải pháp có tính đột phá để thúc đẩy du lịch hồi phục sau đại dịch.

Khách du lịch nước ngoài thích thú, trải nghiệm các công việc của nhà nông (du lịch nông nghiệp).

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới, các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa, cần thay đổi tư duy, đổi mới cách làm để từng bước phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid -19, tạo sự phát triển đột phá trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Quan điểm, nhận thức chung về phát triển du lịch là phát triển du lịch cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng dịch vụ theo tinh thần "cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà khách du lịch cần chứ không chỉ là các dịch vụ chúng ta sẵn có".

Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; sự quản lý thống nhất của chính quyền; phát huy mạnh mẽ, tích cực, hiệu quả hơn nữa vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn phải đặt trong tổng thể phát triển chung của các ngành kinh tế có liên quan; phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, phát triển du lịch xanh, bền vững. Phát triển du lịch phải gắn với kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; giải quyết vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, bản sắc độc đáo riêng có của Việt Nam; kiên định mục tiêu nhưng hết sức linh hoạt; luôn đổi mới sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số và quá trình xuất hiện những vấn đề mới gắn với giải quyết các khó khăn, thách thức mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý; nghiên cứu, sớm hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tình hình mới, và trình ban hành trong tháng 01 năm 2023.

 

 

Thiên Lý

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline