Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 24/01/2025 15:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ sáu, 24/01/2025

Phát triển dải đô thị hai bên sông Sài Gòn

Thứ tư, 06/03/2024 19:03

TMO - Mục tiêu của phát triển sông Sài Gòn là định hướng lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, phát triển dải đô thị hai bên sông, tổ chức các dải công viên công cộng ven sông nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ ven sông. Đây là cơ hội để sông Sài Gòn thực sự "hóa rồng", đóng góp cho sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh.

Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ một vùng đồi thấp thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua địa phận ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Qua hồ Dầu Tiếng, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Ở hạ lưu, sông hợp với hệ thống sông Đồng Nai rồi cùng theo luồng sông Lòng Tàu chảy qua huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh để ra Biển Đông, kết thúc chiều dài hơn 256km của mình.

Trong đó, 80 km sông chảy qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng hơn, với hình tượng “trên bến dưới thuyền” của thương cảng Sài Gòn nhộn nhịp từ 100 năm trước, từng là đầu mối xuất nhập khẩu 75% lượng hàng hóa cho toàn Đông Dương. Thương cảng trong nội đô nổi tiếng bởi sông Sài Gòn, một cửa ngõ lưu thông đặc biệt của đô thị Gia Định – Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh tuy cách biển gần 100km, nhưng có độ sâu tốt, đến 20m, rộng đến 370m, đủ chỗ cho tàu thủy trọng tải lớn ra vào, neo đậu.

Thượng nguồn sông Sài Gòn.

Gọi chung là sông Sài Gòn, nhưng sông có nhiều đoạn với tên gọi khác nhau. Đơn cử, đoạn từ đầu nguồn (tỉnh Bình Phước) chảy qua tỉnh Tây Ninh đến gần chợ Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương, sông có tên là Ngã Cái. Đoạn sau đó đến bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), sông có tên là Thủ Khúc. Đoạn còn lại gọi là sông Sài Gòn, hay sông Bến Nghé. Đoạn này trong sách sử cũ còn có lúc được gọi là Tân Bình Giang, vì chảy qua phủ Tân Bình xưa. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện có hai địa danh cảng nổi tiếng là bến Nhà Rồng và bến Bạch Đằng. Bến cảng Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng, gắn liền với hành trình đi tìm đường cứu nước vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tòa nhà với hai con rồng đắp nổi trên nóc từng là trụ sở của thương cảng Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1863.

Để sông Sài Gòn “hóa rồng”

Mới đây, trong Hội thảo Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn, các chuyên gia cho rằng, sông Sài Gòn thực sự có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội của một vùng rộng lớn khu vực Đông Nam Bộ.

Theo đó, mục tiêu của việc phát triển sông Sài Gòn là định hướng lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, phát triển dải đô thị hai bên sông, tổ chức các dải công viên công cộng ven sông nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng các tiện ích, dịch vụ ven sông. Đây là cơ hội để dòng sông này thực sự "hóa rồng", đóng góp cho sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: BĐS

Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương thực hiện 3 quy hoạch: Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP. Thủ Đức. Đây là 3 quy hoạch rất quan trọng cho sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới. Ngoài ra, Thành phố xác định sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ mới và là điểm nhấn trong việc rà soát quy hoạch chung lần này.

Theo một nghiên cứu của Liên danh tư vấn AVSE Global và IPR, nếu so sánh với những dòng sông trong đô thị nổi tiếng khác trên thế giới, sông Sài Gòn có 5 đặc trưng độc đáo, gồm: Sông có giá trị lịch sử đặc biệt đối với Việt Nam, biểu tượng là bến cảng Nhà Rồng; Sông có bản sắc sông nước gắn kết tình cảm vùng Nam Bộ;  Có đường ranh giới vật lý kết nối các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương; Sông có vị thế, là tài sản độc đáo với hệ sinh thái đa dạng sinh học đẳng cấp thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ); Sông Sài Gòn là thách thức lũ lụt khiến thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 10 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Với những đặc trưng đó, AVSE Global và IPR đề xuất chia sông Sài Gòn thành 4 phân khu để tháo gỡ những khúc mắc mang tính bao quát và toàn diện từ quan điểm về mặt không gian. Cụ thể: Phân khu 1, là phân khu Bắc kết nối bản sắc, qua huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), Bến Cát (Bình Dương), từ thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến ranh giới thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Khu này nên được phát triển theo hình thức công viên tự nhiên mới để bảo tồn và nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan và di sản của khu vực ngoại ô.

Phân khu 2 là giao diện trù phú, bao trùm từ cầu đường sắt đến cầu Thủ Dầu Một. Tại đây, liên danh tư vấn dự kiến sẽ tạo ra không gian mới giao thoa giữa thành thị và nông thôn, bằng cách xác định ranh giới rõ ràng hơn giữa hai khu vực này, đồng thời chuyển đổi các khu đất trồng trọt rộng lớn còn lại thành các công viên nông nghiệp - giải trí, sinh thái và sản phẩm thủ công được du khách ưa thích.

Phân khu 3, Thanh Đa (quận Bình Thạnh) trải nghiệm hạnh phúc, bao gồm bán đảo Thanh Đa và vùng phụ cận từ Quốc lộ 52 đến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội. Tại phân khu này, liên danh tư vấn đề xuất phát triển khu đô thị hỗn hợp mật độ cao TOD và công viên nông nghiệp - giải trí ngập nước rộng 300 ha. Hai khu này liên kết với nhau bằng tuyến cáp treo công suất cao, bắt đầu tại ga metro Phước Long (TP. Thủ Đức), cáp treo sẽ có các điểm dừng ở trung tâm bán đảo Thanh Đa, nơi tập trung các dịch vụ, cửa hàng, trung tâm...

Sông Sài Gòn - điểm nhấn phát triển sản phẩm du lịch độc đáo.

Phân khu 4 là khu trung tâm cánh cửa tương lai, chạy từ ngã ba sông Đồng Nai/Nhà Bè đến Quốc lộ 52. Giống với vùng hợp lưu của sông Hudson và sông Đông ở TP. New York, Docklands ở London hay vịnh Marina ở Singapore, phân khu 4 là cửa ngõ nổi bật vào thành phố Hồ Chí Minh, đây là nơi để thể hiện hình ảnh đẹp nhất của đô thị với phần còn lại của đất nước và thế giới, đồng thời trưng bày những công trình tuyệt vời nhất của đô thị.

 

 

ÚT MY

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline