Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Phân vùng rủi ro thiên tai để chủ động ứng phó

Thứ tư, 27/03/2024 14:03

TMO - Trong những năm qua, Nghệ An là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai. Thực tế này đòi hỏi địa phương cần chủ động triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó, trong đó việc phân vùng rủi ro thiên tai được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng. 

Nghệ An là tỉnh có mức độ rủi ro thiên tai ở mức khá cao so với các địa phương khác, với các bậc rủi ro được xác định gồm 4 cấp trong kịch bản phát triển kinh tế thông thường (rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao, rủi ro rất cao), và gồm 5 cấp (rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao, rủi ro rất cao, thảm họa) trong trường hợp tính đến nguy cơ xả lũ các hồ thủy điện và kịch bản siêu bão hoặc thảm họa xảy ra, gắn với các tác động của biến đổi khí hậu. 

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2023 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên, đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại, không khí lạnh, nắng nóng, mưa lớn. Cụ thể, có 22 đợt không khí lạnh (trong đó, có 16 đợt gió mùa Đông Bắc); 3 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 1 đợt mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh.

Thiên tai trong năm 2023 đã tác động lớn đến dân sinh, kinh tế - xã hội, ảnh hưởng lớn đến người dân, sản xuất nông, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề. Cụ thể, đã làm 3 người chết, 5 người bị thương, 39 nhà bị sập, thiệt hại trên 70%; 793 nhà tốc mái, hư hỏng; 15 nhà bị di dời khẩn cấp; gây ra nhiều thiệt hại về sản xuất nông, lâm nghiệp và các công trình hạ tầng…; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 667 tỷ đồng.

Tỉnh Nghệ An thực hiện phân vùng rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh để chủ động phương án ứng phó. 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai và trên cơ sở tổng hợp và phân tích đặc điểm phân bố không gian của các loại hình rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhấn mạnh đến phương án phân vùng rủi ro thiên tai tích hợp ở Nghệ An gồm 3 vùng như sau: Vùng đồng bằng ven biển (gồm TX. Cửa Lò, các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, TP. Vinh, các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn và Yên Thành) được xác định là vùng rủi ro cao bởi các thiên tai như bão kèm theo nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, dâng cao mực nước biển, ngập úng.

Vùng trung du – miền núi (gồm các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Thái Hoà, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ) là vùng rủi ro đối với các thiên tai hạn hán, sạt lở bờ sông, lũ sông. Còn vùng núi cao (gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp) là vùng rủi ro cao đối với các thiên tai giông lốc, trượt lở, lũ quét, lũ ống, sương giá, nắng nóng, cháy rừng.

Đối với các khu vực đồng bằng ven biển bao gồm: TX.Cửa Lò, TX.Hoàng Mai, TP. Vinh, các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn và Yên Thành, đây là khu vực chịu rủi ro cao bởi các thiên tai như bão kèm theo nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới, giông sét, mưa lớn, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, dâng cao mực nước biển. Kịch bản phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất sẽ tập trung vào các giải pháp công trình và phi công trình nhằm phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra tại vùng này như bão kèm theo nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn, dâng cao mực nước biển, ngập úng và lũ lụt dọc theo các sông suối.

Các khu vực trung du gồm các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Thái Hoà, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hạn hán, ngập úng, sạt lở dọc theo các tuyến sông. Khu vực này là nơi được định hướng phát triển thành vùng chiến lược nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.  Kịch bản phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất sẽ tập trung vào các giải pháp công trình và phi công trình nhằm phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra tại vùng này như hạn hán, sạt lở bờ sông, lũ sông.

Các vùng núi cao tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Châu, Quỳ Hợp) là nơi được định hướng phát triển thành phát triển thành vùng chiến lược sản xuất nông sản đặc trưng như lợn đen, gà đen, bò Mông, tỏi, gừng và dược liệu, chẳng hạn như nhân sâm Kỳ Sơn. Kịch bản phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất sẽ tập trung vào các giải pháp công trình và phi công trình nhằm phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra tại vùng này như giông lốc, trượt lở, lũ quét, lũ ống, sương giá, cháy rừng. Các khu vực thường xuyên xảy ra trượt lở, lũ quét, lũ ống cần được đầu tư các giải pháp tăng cường về hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm, đầu tư công trình phòng chống phù hợp và xác định các phương án di dời, tái định cư người dân sống trong vùng nguy cơ cao được đưa tới nơi an toàn. Định hướng phòng chống thiên tai tập trung vào các giải pháp di dời, tái định cư đối với các khu vực dân cư nằm trong vùng rủi ro sạt lở, lũ quét, lũ sông cao, rà soát và xử lý các điểm sạt lở, trượt lở và tăng cường hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo.

Địa phương này cũng xác định các vùng rủi ro đồng thời đề xuất các biện pháp ứng phó với các loại hình thiên tai. Trong đó, vùng rủi ro cao đối với các thiên tai: lũ quét – lũ ống, trượt lở bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu và một phần huyện Tương Dương, tại các xã dọc theo lưu vực sông và các sườn dốc. Lũ quét thường xảy ra do mưa với lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm hoặc từ trên 200 mm trên phạm vi tỉnh Nghệ An và thượng nguồn sông Lam, trên địa bàn huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào).

Sạt lở thường xảy ra sau 2 ngày mưa to, trên các sườn dốc có độ dốc xấp xỉ 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời hoặc đất sườn tàn tích, các nền đá phiến và sét bột kết gắn kết yếu. Đối với vùng có mức rủi ro cao xảy ra các thiên tai lũ quét – lũ ống, trượt lở, xói lở và sạt lở bờ sông, tại các điểm có hiện tượng và điều kiện phát sinh thiên tai, khuyến khích hoặc bắt buộc di dời, tái định cư đối với các khu vực dân cư nằm trong vùng rủi ro sạt lở, lũ quét cao. Đối với các khu dân cư, công trình xây dựng không thể di dời thì cần có có biện pháp gia cố, phòng tránh hiệu quả, khắc phục thỏa đáng đối với các công trình đã có.Tuyệt đối không được xây dựng trong vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở, và hạn chế tối đa việc xây dựng công trình mới trong vùng có nguy cơ cao.

Vùng rủi ro cao đối với các thiên tai lũ, lụt bao gồm diện tích các vùng có địa hình trung bình thấp thuộc đồng bằng và thung lũng các hệ thống sông, được xác định tại TP.Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Thanh Chương, huyện Diễn Châu, TX.Cửa Lò. Định hướng quy hoạch đối với các vùng này gồm khuyến khích hoặc bắt buộc di dời, tái định cư đối với các khu vực dân cư nằm trong vùng rủi ro ngập lụt cao, đặc biệt là khu vực nằm trong vành đai thoát lũ giữa 2 đê sông Cả, thường xuyên xảy ra ngập lụt. Hạn chế tối đa việc xây dựng công trình mới trong vùng có nguy cơ cao.

Vùng rủi ro cao đối với các thiên tai xói lở bờ sông gồm các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông. Các vùng này được định hướng ưu tiên đầu tư các biện pháp công trình nhằm bảo vệ vùng bờ, đặc biệt là hệ thống đê biển, kè chống xói lở và các giải pháp tiêu thoát úng, hạn chế tối đa việc dẫn xuất tới nguy cơ ngập úng và xâm nhập mặn trên diện rộng. Vùng rủi ro cao đối với các thiên tai xói lở bờ biển: bao gồm các huyện ven biển như TX.Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, TX.Hoàng Mai. Các vùng này được định hướng ưu tiên đầu tư các biện pháp công trình đê kè biển nhằm bảo vệ vùng bờ, chống xói lở kết hợp với biện pháp trồng rừng ngập mặn ven biển và nuôi bãi để triệt tiêu năng lượng sóng.

Vùng rủi ro cao đối với các thiên tai ven biển như bão và nước dâng bão, dâng cao mực nước biển, xâm nhập mặn bao gồm các huyện ven biển như huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, TX. Cửa Lò, và TP.Vinh, TX.Hoàng Mai. Trong đó nước dâng bão có mức rủi ro rất cao và có thể gia tăng đến mức thảm họa tại huyện Diễn Châu, TX.Cửa Lò, đạt tới 4,5 – 5m trong bối cảnh biến đổi khí hậu, được xếp vào khu vực có nguy cơ cao nhất trên toàn Việt Nam. Các vùng này được định hướng ưu tiên đầu tư các biện pháp công trình nhằm bảo vệ vùng bờ, đặc biệt là hệ thống đê biển, kè chống xói lở và các giải pháp tiêu thoát úng, hạn chế tối đa việc dẫn xuất tới nguy cơ ngập úng và xâm nhập mặn trên diện rộng.

Với từng loại hình thiên tai, tại các khu vực trên địa bàn tỉnh các phương án được triển khai đồng bộ để ứng phó, giảm thiệt hại (Ảnh minh họa). 

Vùng rủi ro cao đối với các hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán gồm huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳ Châu. Ngoài ra còn có các vùng thường xuyên trong tình trạng thiếu nước trầm trọng gồm: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Trong các vùng nêu trên, các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao gồm: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Nghi Lộc. Các vùng rủi ro cao này được định hướng ưu tiên đầu tư các biện pháp công trình nhằm cấp, tưới nước, đảm bảo nhu cầu nước phục vụ nhu cầu đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời khuyến nghị áp dụng các giải pháp gia tăng độ che phủ, che chắn chống nắng bảo vệ sản xuất. Đối với các địa phương có rủi ro cháy rừng cao Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Nghi Lộc, cần ưu tiên tăng cường các biện pháp cảnh báo, phòng cháy rừng và đầu tư các trang thiết bị cứu cháy, cứu hộ.

Vùng rủi ro cao đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan rét đậm, rét hại, sương tuyết, băng giá, sương muối bao gồm các vùng núi cao có dân cư sinhsống và sản xuất, chăn nuôi, đã từng xảy ra băng giá, sương tuyết, gồm huyện Kỳ Sơn, Quế Phong. Đối với các vùng có rủi ro cao, cần gia tăng các biện pháp dự báo, cảnh báo để người dân địa phương chủ động chuẩn bị phòng tránh, chống rét, bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, tích trữ đồ ăn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra. Các hoạt động đầu công trình giao thông, xây dựng trên địa bàn cũng cần tính tới các giải pháp đảm bảo độ bền đối với dao động nhiệt, cũng như các giải pháp chống trơn trượt, đảm bảo an toan cho người dân.

Thời gian tới, vùng đồng bằng ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần chủ động các giải pháp tạo nguồn ngăn mặn, giữ ngọt: khai thác hiệu quả các hồ chứa thượng nguồn và các công trình điều tiết dòng chảy, đảm bảo lưu lượng thường. Xây dựng cống điều tiết nước, đập dâng trên sông Cả để giải quyết vấn đề hạ thấp mực nước (đập dâng nước trên sông Cả nằm ngay sau cống Nam Đàn 2, tại xã Hồng Long) và các trạm bơm lấy nước trực tiếp từ sông Cả; Đầu tư hệ thống cấp nước, trạm bơm, công trình tưới công nghệ cao, đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, tiêu thoát úng, nạo vét các trục tiêu nội đồng, nâng cấp các trạm bơm tiêu úng cục bộ; Thông thoáng dòng chảy lũ.

Đồng thời, trồng rừng ngập mặn ven biển thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm để: triệt tiêu năng lượng của sóng và thủy triều gây xói lở; hạn chế tác động của bão, gió mạnh, xâm nhập mặn; hấp thụ carbon giảm phát thải khí nhà kính gây BĐKH; Nghiên cứu, áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh tế carbon thấp, hạn chế tối đa phát thải khí nhànkính gây BĐKH, khuyến khích tái chế  tái sử dụng; khuyến khích lối sống thân thiện với môi trường và khí hậu.

Vùng trung du – miền núi gồm các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Thái Hoà, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hạn hán, ngập úng, sạt lở dọc theo các tuyến sông. Vùng này là nơi được định hướng phát triển hành vùng chiến lược nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đối với các huyện trung du, phương án phòng chống thiên tai chú trọng các giải pháp điều tiết, cung cấp nước từ lưu vực sông Hiếu và các sông con, đảm bảo đủ tưới cho các vựa cây nông sản. Phương án quản lý rủi ro vùng trung du – miền núi hướng tới các giải pháp công trình và phi công trình nhằm giảm thiểu hoặc/và thích ứng với rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Vùng núi cao (gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Châu) là nơi tập trung các thiên tai giông lốc, trượt lở, lũ quét, lũ ống, sương giá, cháy rừng. Do vậy phương án phòng chống thiên tai chú trọng cả 2 nhóm các giải pháp: tưới tiêu, chống hạn và chống lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở. Các giải pháp công trình gồm hồ, đập, kênh điều tiết tưới tiêu phục vụ sản xuất, đặc biệt là đảm bảo đủ sinh hoạt cho các thôn bản thiếu nước ở các huyện miền núi, và đủ nước tưới cho các vựa cây nông sản ở các huyện trung du, kết hợp hợp với các giải pháp phi công trình như trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn ở các huyện miền núi, quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng, di dân tái định cư khỏi các vùng thường xuyên xảy ra trượt lở, lũ quét và sạt lở bờ sông...

 

 

Thanh Thùy

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline