Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%

Chủ nhật, 10/11/2024 07:11

TMO – Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu tăng trưởng quý IV/2024 đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%, gần gấp đôi so với mức trung bình của ASEAN và thế giới.

GDP quý III năm 2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, khu vực dịch vụ tăng 7,51%. Tính chung, GDP 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%; khu vực dịch vụ tăng 6,95%.

Có thể thấy, kết quả tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong quý III cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh nền kinh tế một số địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 đầu tháng 9 vừa qua. Theo Tổng cục Thống kê, để đạt được kết quả này, ngoài nỗ lực trong quản lý, điều hành của Chính phủ; sự đồng lòng, ủng hộ của người dân còn nhờ vào một số động lực chính như, kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, bảo đảm các cân đối của nền kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện cho kiến tạo phát triển. Hoạt động thương mại quốc tế sôi động tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng năm 2024. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 299,6 tỷ USD, tăng 15,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,8 tỷ USD.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

Cùng với đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng là điểm sáng, hỗ trợ cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. 9 tháng Việt Nam thu hút 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI 9 tháng năm 2024 ước tăng 10,7% so cùng kỳ, cao hơn rất nhiều mức tăng 3,9% cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, đầu tư đang có xu hướng tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu phục hồi và các nhà đầu tư lạc quan hơn khi đầu tư vào các dự án. Nhiều doanh nghiệp FDI tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng đầu tư cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Chủ trì và phát biểu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 diễn ra vào sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ các điểm nhấn trong bối cảnh tình hình quốc tế cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột leo thang; giá vàng, xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải quốc tế biến động mạnh; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm, chưa vững chắc; thiên tai, biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp; khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là xu thế, cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những nước đang phát triển.

Trong tháng 10, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung xử lý các dự án yếu kém, tồn đọng kéo dài (cơ bản xử lý xong 12 dự án thua lỗ, yếu kém và giải quyết các vướng mắc với 2 dự án bệnh viện, một số dự án điện…); kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; rà soát tình hình thực hiện các mục tiêu của năm 2024 và 5 năm tiếp theo.

Chính phủ họp thường kỳ tháng 10/2024

Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tốt hơn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu luôn chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu quý IV đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%, gần gấp đôi so với mức trung bình của ASEAN và thế giới. Những cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng cũ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu đạt, vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025…/.

 

LÊ HÙNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline