Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 02:11
Thứ sáu, 02/06/2023 20:06
TMO – Trong phiên thảo luận mới đây về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội... Bộ Công Thương đã làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế tính giá năng lượng tái tạo.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn phát triển điện gió, điện mặt trời và nhờ có cơ chế, chính sách tốt nên điện gió, điện mặt trời phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, có một số nghịch lý, như nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp. Do đó, muốn sử dụng hệ thống điện này phải đầu tư khá lớn cho truyền tải lưu trữ điện.
(Ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, để duy trì thường xuyên, an toàn hệ thống điện, phát huy hiệu quả năng lượng tái tạo, phải có một nguồn điện nền ổn định, để bù đắp khi không có nắng, có gió. Ở Việt Nam, điện than, điện dầu, điện khí sinh khối, thủy điện cũng được xem là điện nền. Bởi vậy, dù có đắt hơn, phát thải carbon có nhiều hơn, trong ngắn hạn chúng ta chưa có nguồn, giải pháp khác thay thế thì các nguồn điện truyền thống vẫn được duy trì để bảo đảm an toàn hệ thống điện.
Than, dầu khí là những nguyên liệu sơ cấp, được thị trường thế giới ấn định giá, những năm qua, do đứt gãy nguồn cung, giá cao dẫn đến giá điện cũng cao hơn nếu chưa tính đến phí truyền tải. Điện mặt trời không tốn tiền mua, giá thành chỉ phụ thuộc vào giá cả công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, công nghệ thế giới phát triển nhanh, nên giá thành công nghệ giảm đi hàng năm, làm giá thành điện năng, năng lượng tái tạo chưa tính giá truyền tải và lưu trữ điện giảm theo thời gian. Về lâu dài, năng lượng tái tạo sẽ là nguồn rẻ nhất nếu chưa tính chi phí truyền tải, lưu trữ điện. Bộ Công Thương khẳng định, cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới và thực tiễn kinh tế xã hội trong nước.
LÊ HÙNG
Bình luận