Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Ô nhiễm nguồn nước ở các vùng nuôi thủy sản

Thứ bảy, 02/04/2022 16:04

TMO - Mới đây, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy, hầu hết khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm nguồn nước.

Thông tin mới công bố của Sở TN&MT tỉnh chỉ rõ, tất cả các khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm nguồn nước. Trong đó, khu vực làng nuôi cá bè trên sông La Ngà (H.Định Quán) có mức độ ô nhiễm cao nhất.

Tại thời điểm quan trắc vị trí cầu số 1 có 6/17 thông số vượt quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt của Bộ TN-MT. Cụ thể, các thông số: COD vượt 2,3 lần; BOD5 vượt 1,5 lần; Amoni vượt 4,6 lần; Nitrit vượt 1,9 lần; E.Coli vượt 4,6 lần; Fe vượt 2,3 lần.

Khu vực nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai 

Khu vực làng cá bè Ba Xê (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hoà) vào thời điểm quan trắc có 6/17 thông số vượt so với quy chuẩn từ 1,1-1,4 lần là: Fe, Amoni, Nitrit, COD, Coliform, đặc biệt có vi sinh E.Coli vượt đến 34 lần. Làng cá bè Tân Mai (P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) có 4/17 thông số vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-4,6 lần. Khu vực nuôi hàu trên sông Bà Hào (H.Nhơn Trạch) có 4 thông số vượt quy chuẩn; khu vực dự án nuôi tôm tại Rạch Tràm (H.Nhơn Trạch) có 6 thông số vượt quy chuẩn…

Chi cục thủy lợi tỉnh Đồng Nai thông tin thêm: kết quả quan trắc chất lượng nước mặt đầu mùa mưa (các đợt 1, 2, 3, 4 năm 2022) cho thấy, chất lượng nước mặt tại các sông, suối (không có nuôi thủy sản), nước mặt tại khu vực cấp nước sinh hoạt cơ bản đạt, chỉ 1-2 thông số chưa đạt. Riêng chất lượng nước mặt tại các khu vực nuôi thủy sản đều có các thông số vượt quy chuẩn. Nguyên nhân do trong quá trình nuôi thủy sản phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, mật độ lồng bè quá dày vượt khả năng tự làm sạch nguồn nước.

Lãnh đạo UBND thành phố Biên Hòa cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực nuôi thủy sản là tình trạng sử dụng chất thải từ các lò giết mổ (nội tạng heo, ruột gà vịt, ruột cá) làm thức ăn. Năm 2021, thành phố kiểm tra và bắt quả tang trường hợp vận chuyển 2,5 tấn nội tạng động vật làm thức ăn cho cá, đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng, buộc tiêu hủy tang vật.

Không chỉ tác động trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản mà tình trạng ô nhiễm nguồn nươc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước đầu vào của các nhà máy cấp cho sinh hoạt.

 

Minh Thùy

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline