Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 02:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Nước sông Mekong dâng cao bất thường giữa mùa khô

Thứ sáu, 22/04/2022 05:04

TMO - Mực nước sông Mekong tại các trạm như Chiang Saen (Thái Lan), Kratie và Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia vào thời điểm giữa tháng 4/2022 đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Điều này, ảnh hưởng lớn đến diễn biến nguồn nước và tình hình xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT), lượng trữ nước trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (Campuchia) là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến diễn biến nguồn nước và tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Mặc dù Nước sông Mekong dâng cao bất thường trong mùa khô do các đập thủy điện trên sông Mekong tăng xả. Việc này giúp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm hạn mặn nhưng về lâu dài có nhiều tác động tiêu cực.

Nước sông Mekong thất thường đã khiến dòng chảy ở hạ lưu ĐBSCL thya đổi 

Cập nhật dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông ngày 14-4 cho thấy mực nước tại trạm Kratie là 8,1 m, cao hơn trung bình nhiều năm 1,82 m. Dung tích Biển Hồ ngày 14/4 còn lại khoảng 2,21 tỉ m3, cao hơn trung bình nhiều năm 0,32 tỉ m3.

Trong khi đó, tại Việt Nam, mực nước tại trạm Tân Châu trên sông Tiền đạt 1,16m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,06m và cao hơn những năm gần đây cùng thời điểm. Tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu, mực nước đạt 1,36m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,12m và cao hơn mấy năm gần đây cùng thời điểm.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo dòng chảy bình quân về ĐBSCL từ tháng 4 đến cuối mùa khô ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, do ảnh hưởng của xả nước gia tăng từ thủy điện Trung Quốc và hạ lưu vực Mekong. Điều này sẽ có tác động tích cực đến giảm xâm nhập mặn ở các tháng 4 và 5 nếu không có gì bất thường từ vận hành giảm xả nước ở các thủy điện.

Trước đó, trong mùa lũ từ tháng 8 đến 12/2021, các đập thủy điện ở Trung Quốc tích nước rất lớn. Đến mùa khô năm 2022, lượng nước này được các đập xả ra để phát điện, làm cho dòng chảy mùa khô năm nay cao hơn bình thường. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu độc lập về hệ sinh thái tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho biết, việc tích nước trong mùa lũ làm cho dòng chảy lũ yếu đi, không còn sức mạnh tải bùn cát, phù sa về ĐBSCL. Thiếu phù sa, thiếu cát sẽ gây sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL. Ngoài ra, việc tích nước vào mùa lũ của các đập thủy điện làm biến mất mùa lũ, từ đó đất đai bạc màu, mất nguồn thủy sản tự nhiên vào mùa nước nổi.

Nước sông MeKong biến động sẽ tác động lớn tới hoạt động nuôi trồng thủy sản trên các sông tại ĐBSCL 

Việc thủy điện xả nước từng đợt trong mùa khô khiến mực nước biến động bất thường, tạo ra những tín hiệu giả của dòng sông, làm cho hệ sinh thái rối loạn Chẳng hạn, giữa mùa khô nước dâng lên bất thường sẽ khiến cá, tôm tưởng mùa nước đã tới nên bơi ngược dòng để sinh sản; khi mùa nước thật đến thì chúng không sinh sản được nữa.

Theo đánh giá từ Chi cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sự bất thường của mực nước sông Mê Kông là vấn đề gây lo ngại cho ngành nông nghiệp.

Diễn biến mực nước năm nay lúc cao lúc thấp theo sự vận hành của các đập thủy điện thượng nguồn là điều rất đáng lo. Nhất là với vụ hè thu là vụ khó nhất trong năm vì điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xảy ra nắng nóng và thiếu nước đầu vụ. Năm nay đầu vụ nguồn nước lại phong phú do các đập thủy điện thượng nguồn xả mạnh, sau đó lại lúc đóng lúc xả làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân.

Theo đó, Cục cũng theo dõi rất sát vấn đề nguồn nước để kịp thời khuyến cáo bà con nông dân, nhưng thật sự là chúng ta rất bị động. Trước thực tế đó, nông dân cần phải áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, mô hình sản xuất thông minh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Hồng Thắm

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline