Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/07/2025 03:07

Tin nóng

Gần 50 cây cổ thụ ở 5 tỉnh, thành đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

Thứ hai, 28/07/2025

Nông, lâm và thuỷ sản tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Thứ tư, 26/10/2022 08:10

TMO - Khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128 của Chính phủ, chống chọi với chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng thông qua biện pháp thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, khôi phục sản xuất, tiết kiệm chi phí, mở cửa trở lại nền kinh tế nên nhìn chung, tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng năm 2022 đạt khá cao ở mức 13,67% và 8,83% so với cùng kỳ năm trước.

Chính sách đối phó với dịch Covid-19 tiếp tục có hiệu quả và các chính sách hỗ trợ sản xuất, mở cửa kịp thời là cơ sở cho các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường, bình ổn tâm lý doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã phát huy hiệu quả, được thực hiện tương đối tốt; nhiều chính sách, gói hỗ trợ được triển khai và đi vào thực tế.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128 của Chính phủ, chống chọi với chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng thông qua biện pháp thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, khôi phục sản xuất, tiết kiệm chi phí, mở cửa trở lại nền kinh tế nên nhìn chung, tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng năm 2022 đạt khá cao ở mức 13,67% và 8,83% so với cùng kỳ năm trước.

Nông nghiệp tiếp đà tăng trưởng.

Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được năng lực sản xuất ổn định, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, đồng thời đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nhất là trong bối cảnh an ninh lương thực thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công nghiệp chế biến, chế tạo có sự bứt phá mạnh ở hầu hết các ngành, đặc biệt như: Sản xuất đồ uống 9 tháng tăng 31,9%; sản xuất trang phục tăng 22,5%; sản xuất da, các sản phẩm có liên quan tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu tăng 18,3%;sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 17,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; sản xuất thiết bị điện 14,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 10%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,8%; sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 9% …

Lĩnh vực dịch vụ đang dần khôi phục mạnh mẽ và sôi động trở lại. Trong quý III/2022 và 9 tháng, giá trị tăng thêm của nhiều ngành dịch vụ trọng điểm đạt tốc độ tăng 2 con số như: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy tăng lần lượt 20,98% và 10,24%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng lần lượt 171,68% và 41,7%; dịch vụ vận tải kho bãi tăng 28,77% và 14,2%; thông tin truyền thông tăng 9,14% và 7,65%; kinh doanh bất động sản tăng 11,75% và 6,5%; nghệ thuật vui chơi, giải trí tăng 26,49% và 14,48%; hoạt động tài chính ngân hàng tăng 8,68% và 9,05%. Ngành tài chính ngân hàng đang thực hiện tốt vai trò là huyết mạch, hỗ trợ tốt cho các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời điều hành chính sách hợp lý nhằm duy trì sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng mạnh như: Thủy sản tăng 38%; cà phê tăng 37,6%; hóa chất tăng 44,2%; sản phẩm hóa chất tăng 33,3%; xăng, dầu tăng 45%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 19,9%; dệt, may tăng 24,3%; giày, dép tăng 36,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,3%…

Ngoài ra, lạm phát trong tầm kiểm soát cũng là dấu hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, lạm phát đang có dấu hiệu gia tăng do một số hàng hóa, nguyên vật liệu tăng giá nhưng với sự linh hoạt trong các chính sách vĩ mô, chính sách điều hành giá của Chính phủ nên lạm phát chưa gây nhiều áp lực lên hoạt động sản xuất, kinh doanhnhư ở nhiều nước khác trên thế giới.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều ngành, lĩnh vực chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, tận dụng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua chuyển đổi số, ứng dụng giao dịch điện tử. Đến nay các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh mới tích hợp công nghệ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn đã trở thành hoạt động thường xuyên; giúp cho nền kinh tế nâng cao năng lực đối phó trong bối cảnh khủng hoảng và bắt kịp với xu hướng thế giới.

 

 

Vũ Minh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline