Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/11/2024 19:11

Tin nóng

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Thứ sáu, 29/11/2024

Nông dân Ấn Độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với thời tiết khô hạn

Thứ năm, 28/11/2024 06:11

TMO - Trước thực trạng nhiệt độ liên tục gia tăng, nông dân Ấn Độ đã triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng đến việc gieo hạt giống các loại cây trồng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Ấn Độ là một trong những quốc gia xuất khẩu một số loại ngũ cốc lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu này đang trở nên khó khăn hơn khi biến đổi khí hậu dẫn đến các đợt nắng nóng và khủng hoảng nước thường xuyên, dữ dội hơn.

Trước thực tế trên, việc trồng hạt cải dầu và mù tạt ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ giảm do nhiệt độ tăng hơn mức trung bình trong mùa gieo trồng, khiến nông dân chuyển sang trồng các loại cây ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng thu được lợi nhuận như nhau. Sản lượng thấp hơn của cây lấy dầu gieo trồng vào mùa đông chính ở Ấn Độ có thể buộc nước này, quốc gia nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới, phải tăng cường mua dầu ăn từ nước ngoài với giá đắt như: dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Một thương nhân hàng đầu có trụ sở tại Jaipur ở bang Rajasthan, phía tây bắc, nơi sản xuất hạt cải dầu lớn nhất, cho biết, nhiệt độ vẫn cao hơn mức bình thường vào tháng 10 và trong ba tuần đầu tiên của tháng 11, điều này không tốt cho vụ mùa. Còn tại Rajasthan, dữ liệu của cơ quan khí tượng cho thấy, nhiệt độ tối đa tại các huyện sản xuất chính cao hơn bình thường từ 2 đến 7 độ C trong vài tuần qua.

Theo nhận định của một số nông dân đến từ Dholpur, Rajasthan, dù đã gieo trồng đúng mùa vụ tuy nhiên, phần lớn trong số đó cây trồng không nảy mầm đúng cách hoặc bị héo ngay sau khi nảy mầm.

Người dân Ấn Độ đứng trong ruộng hạt cải dầu. (Ảnh minh hoạ). 

Theo dữ liệu của Chính phủ, tại Rajasthan, tính đến nay, cải dầu đã được trồng trên 3,12 triệu ha đất, giảm 7,2% so với một năm trước. Nhiệt độ cao hơn cũng ảnh hưởng đến việc trồng trọt ở các bang lân cận như Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Gujarat và Haryana, điều này có thể làm giảm diện tích trồng cải dầu xuống 10% so với năm ngoái.

Ngành công nghiệp này đang kỳ vọng diện tích trồng cải dầu sẽ lớn hơn sau khi chính quyền ở New Delhi tăng giá hỗ trợ tối thiểu thêm 5,3% lên 5.950 rupee (70,61 USD) cho 100kg. Tuy nhiên, nông dân lo ngại về giá vì đậu nành, loại hạt có dầu gieo trồng chính vào mùa hè, có giá thấp hơn giá sàn do chính phủ quy định.

Theo Bộ Thương mại, Ấn Độ đáp ứng gần một phần ba nhu cầu dầu ăn thông qua việc nhập khẩu dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương từ Malaysia, Indonesia, Brazil, Argentina, Ukraine và Nga.

Trước đó, do ảnh hưởng của nhiệt độ gia tăng, từ năm 2015 đến năm 2021, Ấn Độ đã mất gần 70 triệu ha cây trồng do căng thẳng về nhiệt độ hoặc nước. Chính phủ nước này ước tính rằng biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất lúa và lúa mì khoảng 20% vào năm 2050 và sẽ tăng lên 40% vào năm 2080.

Vào tháng 8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố 109 giống cây trồng có năng suất cao, chống chịu được biến đổi khí hậu và giàu dinh dưỡng. Các loại cây trồng mới bao gồm các loại đậu, hạt có dầu, thức ăn chăn nuôi, cây lấy đường và cây lấy sợi, trong khi các loại cây trồng làm vườn bao gồm trái cây, rau, củ, gia vị, cây trồng đồn điền và hoa.

 

Mỹ An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline