Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 17:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

[Nổi bật tuần qua]: Gia Lai yêu cầu chấm dứt di thực nghìn cây thông

Chủ nhật, 24/07/2022 19:07

TMO – Thủ tưởng Chính phủ chỉ đạo “gỡ vướng” cho dự án thuỷ lợi; Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê; Nhiều nước châu Âu đang trải qua đợt nắng nóng như thảm hoạ…là những vấn đề nổi bật trong tuần (từ 18/7 đến 24/7/2022).

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường điểm lại 7 vấn đề nổi bật diễn ra trong tuần qua liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường được nhiều bạn đọc quan tâm.

1. Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển. Ngày 20/7, UBND tỉnh Cà Mau công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở đê biển đang có nguy cơ đe dọa tính mạng, nhà ở nhiều người dân và các công trình phòng chống thiên tai, hệ thống lưới điện, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học.... Theo đó, trên dịa bàn tỉnh này xuất hiện 5 đoạn sạt lở có chiều dài gần 2,7 km, tại hai huyện Trần Văn Thời và U Minh. Phạm vi sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau thuộc đoạn từ bờ Nam cống Kênh Mới đến bờ Bắc cống Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời và khu vực Vàm Tiểu Dừa, huyện U Minh. Hiện 5 vị trí này có đai rừng hộ rất mỏng hoặc không còn.

2. Giá xăng tiếp tục giảm mạnh. Chiều 21-7, giá xăng dầu chính thức được điều chỉnh giảm sau công bố của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là lần giảm thứ 6 kể từ đầu năm nay và lần thứ 2 giảm sâu liên tiếp sau chuỗi ngày tăng giá mạnh. Mức điều chỉnh giảm cụ thể như sau: xăng E5RON92 đang có giá 27.788 đồng/lít, giảm 2.710 đồng xuống còn 25.078 đồng/lít. Xăng RON95-III hiện có giá 29.675 đồng/lít, giảm 3.600 đồng xuống còn 26.075 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S hiện có mức giá 26.590 đồng/lít, giảm 1.740 đồng, xuống 24.850 đồng/lít; dầu hỏa có giá 26.340 đồng/lít, giảm 1.100 đồng, còn 25.240 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có mức giá 17.712 đồng/kg, sau khi giảm 1.170 đồng sẽ có giá 16.542 đồng/kg. 

3. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng cho dự án thủy lợi. Chiều 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). Dự án thuỷ lợi được phê duyệt từ năm 2009 với số số vốn khoảng 3.700 tỷ đồng. Theo báo cáo, hiện công trình hoàn thành hơn 95%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị với Chính phủ bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng để hoàn chỉnh cụm công trình đầu mối, bao gồm cả phần giải phóng mặt bằng (phần lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa). Khi được giải ngân vốn, công trình dự kiến hoạt động trong năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm. Thực tiễn lại đặt ra bài toán khoảng trống về pháp lý liên quan tới Luật Đầu tư công. Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các quy định, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét phương án xử lý.

4. Nắng nóng như thảm hoạ ở châu Âu. Nhiều ngày qua, tại một số nước khu vực châu Âu xuất hiện nắng nóng kỷ lục. Người dân các nước này cho rằng họ đang phải đối mặt với thảm hoạ từ thiên nhiên. Nắng nóng gay gắt nhất là ở các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…với nền nhiệt ghi nhận trên 50 độ C. Nắng nóng cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, nhiều khu rừng bị lửa cháy phá huỷ toàn bộ, cuộc sống của hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 854/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 – 2025. Đề án trên được thực hiện từ năm  2021 đến năm 2025 tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

6. Cứu được nhiều người trong vụ tàu cá Bình Thuận. Đến thời điểm hiện tại đã có 9 ngư dân (thuyền viên) trong tổng số 15 người được cứu sống trong vụ tàu cá tại Bình Thuận bị chìm trên biển. Trước đó, một tàu cá của tỉnh Bình Thuận rời ra khơi đánh bắt cá từ ngày 21/6, theo kế hoạch, tàu cá này sẽ về bờ ngày 10/7, tuy nhiên đến ngày 11/7 không thấy tàu cá cùng các thuyền viên về bờ và mất liên lạc. Lực lượng chức năng đã tổ chức tìm kiếm cứu nạn nhưng sau gần 10 ngày không có kết quả. Đến ngày 20/7, lực lượng chức năng nhận được tin báo một tàu cá của tỉnh Bình Định đã phát hiện và cứu được người. Ngày 22/7, một tàu chở hàng của nước ngoài thông báo phát hiện và cứu được 5 người trên một chiếc mủng.

7. Gia Lai yêu cầu chấm dứt di thực nghìn cây thông trong dự án của FLC. Thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấm dứt việc di thực cây thông tại Dự án sân golf Đak Đoa. Ngày 23/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã ký văn bản chấm dứt việc di thực cây thông ở Khu phức hợp Đak Đoa, huyện Đak Đoa (sân golf Đak Đoa). Lãnh đạo tỉnh Gia Lai yêu cầu kiểm tra thực tế, kiểm đếm cụ thể số lượng cây thông đã di thực, chuẩn bị di thực; tăng cường các biện pháp kỹ thuật cần thiết để chăm sóc các cây thông đã di thực; tháo dỡ các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, trả lại hiện trạng ban đầu ở các cây thông chuẩn bị di thực; bảo đảm các cây thông này phục hồi sinh trưởng trong thời gian đến.

Trước đó, ngày 1/4/2021, dự án sân golf Đak Đoa (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) với quy mô 174,01 ha được phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó chuyển mục đích sử dụng trên 155,9 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án sân golf, hàng loạt cây thông bị chết khiến người dân bức xúc. Dự án đầu tư sân golf Đăk Đoa do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, có thời hạn hoạt động là 50 năm.

 

 

Tú Quyên – Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline