Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 20:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Nỗ lực ứng phó tình trạng nước biển dâng

Thứ hai, 12/02/2024 15:02

TMO - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết triệu tập hội nghị cấp cao về giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng. 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nêu rõ, nước biển dâng gây tác động ở nhiều tầng nấc, bởi hiện tượng này hủy hoại khả năng tiếp cận nước ngọt, lương thực, chăm sóc y tế, đồng thời tước đoạt nhiều việc làm, ảnh hưởng các ngành kinh tế. Ông Guterres cảnh báo nước biển dâng có thể dẫn đến cuộc di cư hàng loạt. Đại Hội đồng Liên hợp quốc dự kiến triệu tập hội nghị cấp cao để bàn cách giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng vào tháng 9 tới.

Nghị quyết yêu cầu Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis hoàn thiện công tác chuẩn bị, tài liệu liên quan, thông qua tham vấn công khai, minh bạch và toàn diện với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Francis tuyên bố việc giải quyết vấn đề nước biển dâng là một ưu tiên, đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ hết sức ý nghĩa của tất cả các thành viên Liên hợp quốc đối với vấn đề này. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 hồi năm ngoái cũng đã tổ chức phiên thảo luận về mối đe dọa sống còn của nước biển dâng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết triệu tập hội nghị cấp cao về giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng. 

Indonesia đang xem xét kế hoạch chi hàng chục tỷ USD để xây tường biển nhằm ngăn thủ đô Jakarta bị chìm dần do nước biển dâng. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, dự án dự kiến kéo dài đến năm 2040. Là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người, Jakarta đã chứng kiến một số khu vực bị ngập tới 4m trong giai đoạn 1997-2005.

Giới chuyên gia dự báo, 1/3 thành phố có thể bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu tình trạng nước biển dâng không được kiểm soát. Lũ lụt ở vùng ven biển Jakarta ước tính gây thiệt hại 135 triệu USD và có khả năng tăng lên 642,5 triệu USD trong thập niên tới. Đáng chú ý, các khu vực ở Mỹ Latin, châu Phi và Đông Nam Á đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về tình trạng ngập lụt thường xuyên. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của con người, nhất là tại các vùng trũng ở các quốc đảo nhỏ.

Theo kịch bản nóng lên toàn cầu nghiêm trọng nhất, khoảng 160.000 km2 đất ven biển có thể chìm dưới nước vào năm 2100. Kịch bản này sẽ ảnh hưởng các thành phố lớn ven biển ở các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam…Một trong những nguyên nhân khiến nước biển dâng cao là do biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ trên đất liền và đại dương, khiến các dải băng và sông băng tan chảy.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cảnh báo, các thềm băng cuối cùng còn sót lại ở Bắc Greenland đã mất hơn 1/3 thể tích trong vòng bốn thập niên qua. Theo nghiên cứu, dải băng Greenland là tác nhân chính khiến mực nước biển dâng cao toàn cầu, chiếm khoảng 17% mực nước tăng quan sát từ năm 2006-2018.

Singapore thành lập Viện Bảo vệ bờ biển và chống lũ lụt để tìm các giải pháp lâu dài nhằm bảo vệ nước này khỏi tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Viện đã triển khai các dự án nghiên cứu kỹ thuật mới như tường chắn sóng linh hoạt và các giải pháp dựa vào thiên nhiên như sử dụng rừng ngập mặn hoặc cỏ biển để bảo vệ bờ biển. Singapore cũng đầu tư cải thiện hệ thống thoát nước và xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ lụt, bao gồm đê biển, cửa ngăn thủy triều và kè chống xói mòn.

Chính phủ Anh đẩy nhanh thực hiện kế hoạch phòng chống lụt lội của thủ đô London vào năm 2050 thay vì năm 2065 như dự kiến ban đầu. Kế hoạch nêu trên nhằm bảo vệ London khỏi các rủi ro về triều cường và những hiện tượng mới do biến đổi khí hậu gây ra...

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline