Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 20:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Nỗ lực triển khai chuyển đổi năng lượng công bằng

Thứ năm, 01/08/2024 19:08

TMO – Chuyển đổi năng lượng công bằng (JET) là một phần của xu thế toàn cầu thực hiện chuyển đổi công bằng (JT). Các quốc gia đã thống nhất chủ trương tại Hội nghị COP27, COP28 và sẽ tiếp tục thảo luận tích cực nội dung này tại COP29.

Tại COP26, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Ngay sau Hội nghị, Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã khởi động đàm phán Tuyên bố JETP và thông qua vào cuối năm 2022, Việt Nam là nước thứ 3, sau Nam Phi và Indonessia thông qua JETP. Đến thời điểm hiện nay có thêm Senegal tham gia đàm phán JETP.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi năng lượng công bằng (JET) là một phần của xu thế toàn cầu thực hiện chuyển đổi công bằng (JT). Các quốc gia đã thống nhất chủ trương tại Hội nghị COP27, COP28 và sẽ tiếp tục thảo luận tích cực nội dung này tại COP29. Tuyên bố JETP nhằm Hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi carbon thấp và chống chịu với biến đổi khí hậu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và phi carbon hóa hệ thống điện, đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng “0”. Theo đó, IPG sẽ huy động số tiền ban đầu ít nhất là 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam nhưng vẫn trong khung nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. Lượng tài chính huy động nhỏ so với tổng nhu cầu tài chính lên tới hàng trăm tỷ USD của ngành điện. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn ban đầu quan trọng để khơi thông, huy động nguồn lực của toàn xã hội, của khu vực tư nhân cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Nếu có cơ chế tốt, nhu cầu tài chính hoàn toàn có thể đáp ứng được.

(Ảnh minh họa)

Để biến cam kết quốc tế trở thành quy định cụ thể, Ban Thư ký JETP được thành lập, đây là tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố JETP, đồng thời phối hợp với IPG trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố JETP. Tháng 12/2023, Việt Nam và IPG công bố Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) thực hiện JETP tại Hội nghị COP28. Mục tiêu nhằm xác định các yêu cầu và cơ hội đầu tư để phát triển năng lượng gió, mặt trời, truyền tải, hiệu suất điện, ác quy lưu trữ, xe điện, đào tạo, tái đào tạo và hỗ trợ việc làm, và các biện pháp khác để đẩy mạnh sự hỗ trợ và vượt qua những rào cản đầu tư nhằm đạt được chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam. Đồng thời, đàm phán việc tạm dừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than tại khu vực thích hợp và đàm phán đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ, kém hiệu quả mà chưa có các giải pháp giảm phát thải hiệu quả.

Về kế hoạch tài chính cụ thể, các đối tác quốc tế cam kết hỗ trợ 7,75 tỷ USD nguồn tài chính công, thông qua hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ vốn, nguồn tài chính ưu đãi sẽ có lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, và các khoản vay, bảo lãnh, góp vốn chủ sở hữu căn cứ theo định giá dựa trên rủi ro. Bên cạnh đó, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (GFANZ) cam kết hỗ trợ ít nhất 7,75 tỷ USD nguồn tài chính tư nhân. Nguồn tài chính này phụ thuộc vào khả năng huy động từ các nguồn tài chính công mang tính xúc tác, từ những cải thiện khung pháp lý, và mức độ sẵn sàng của các dự án khả thi về tài chính. Riêng với các dự án tham gia JETP, các ngân hàng trong khối GFANZ đã khẳng định đây là ưu tiên của Việt Nam nên phần vay thương mại sẽ có thêm mức bảo đảm cho ngân hàng đầu tư. Do có tính bảo đảm, tính đi trước thời đại, hướng tới phát thải ròng bằng 0 nên điều kiện vay và lãi suất với các dự án này cũng sẽ có ưu đãi riêng.

Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong năm 2024, các nhóm công tác đã thực hiện nhiều phần việc quan trọng. Đầu tiên là xây dựng Khung giám sát, đánh giá thực hiện Tuyên bố JETP. Vì JETP liên quan đến nỗ lực tài chính, nỗ lực cải cách chính sách, vận hành chung nên cần phải lượng hóa thành các bước nhỏ hơn để thực hiện. Trong đó bao gồm bộ chỉ tiêu cụ thể thu thập thông tin để xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện JETP của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan; và để phục vụ đối thoại giữa các bên tham gia triển khai thực hiện JETP.

Khung chính sách thực hiện JETP cũng đã được xác định. Đây là là các hành động chính sách (văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật, chiến lược, kế hoạch, hành động…) mà phía Việt Nam cần thực hiện thời gian tới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Hiện nay, các Bộ, ngành đã triển khai vào trong kế hoạch xây dựng chính sách, văn bản pháp luật.

Về đề xuất dự án ưu tiên thực hiện JETP 2024, trên cơ sở 218 dự án đầu tư thuộc Kế hoạch huy động nguồn lực, các cơ quan đã xác định 73 dự án đầu tư cần thực hiện ngay. Trong đó, 18 dự án đã được xác định trong các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch. “Phía IPG sẵn sàng hỗ trợ thực hiện ngay 7 trong số 18 dự án này”. Việc điều phối hoạt động chung giữa các bên thúc đẩy thực hiện JETP cũng đang được tiến hành. Các bên sẽ báo cáo kết quả thực hiện năm 2024 và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện JETP với các nước.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước đi đầu thực hiện JETP, nhưng chúng ta không lẻ loi. Chuyển đổi công bằng là xu hướng chung toàn cầu và trọng tâm là chuyển đổi năng lượng. Sau Hội nghị COP 29 sắp tới, thế giới sẽ nói nhiều hơn về vấn đề này. “Vì đi đầu nên chúng ta gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về quy trình, thủ tục, cơ chế chính sách, cách làm. JETP là vấn đề mới quá nên chính các đối tác quốc tế đã vào cuộc cùng với phía chính phủ Việt Nam, Ban thư ký JETP vừa làm vừa điều chỉnh. Nếu làm tốt việc khơi thông nguồn lực thì nguồn tài chính cho chuyển đổi năng lượng sẽ sẵn sàng”.

Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường. Điều này thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, và quyết định tham gia Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số nước G7 và đối tác quốc tế khác.

JETP được xây dựng dựa trên Quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) của Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) do Anh khởi xướng nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Trọng tâm của JETP là đảm bảo quá trình chuyển dịch khỏi nhiên liệu hóa thạch được công bằng. Mô hình JETP đã được giới thiệu lần đầu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tổ chức vào tháng 11/2021 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

 

 

PHAN HUÝNH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline