Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 10:11
Thứ ba, 19/04/2022 11:04
TMO - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; ngày 22/4/2022, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu:
Đối với công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022, cần hoàn thành công tác tu bổ, duy tu bảo dưỡng đê điều, khắc phục sự cố đê điều và các công trình đang thi công liên quan đến đê điều; Đảm bảo an toàn các cống dưới đê trong mùa lũ, bão; Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống thiên tai; tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là tình trạng tập kết vật liệu quy mô lớn trên bãi sông, xây dựng công trình trái phép, lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ theo quy định của pháp luật.
(Ảnh minh họa)
Về công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022, cần kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn các công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ trên địa bàn quản lý; rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn, hạ du các hồ chứa nước; đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn, đồng thời các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa chủ động xây dựng phương án ứng phó cụ thể cho mọi tình huống đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, mực nước hồ chứa, trên các sông, suối vùng hạ du, vùng trũng thấp để chủ động có phương án điều tiết hồ chứa nước trên địa bàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để vận hành, tổ chức trực ban trong mùa mưa, lũ, cử cán bộ thường trực tại công trình và phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi công trình để phát hiện và xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra; vận hành thử cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của hồ chứa, bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, đảm bảo kịp thời sửa chữa, thay thế khi có sự cố vận hành và sẵn sàng xử lý sự cố theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy kênh thoát lũ, các trục kênh tiêu, cửa vào cống tiêu nhằm chủ động vận hành các trạm bơm, cống tiêu để tiêu rút nước đệm khi có dự báo có mưa lớn xảy ra. Các chủ đầu tư sữa chữa nâng cấp đập, hồ chứa thủy lợi thực hiện nghiêm các quy định về quản lý an toàn đập.
Kim Oanh
Bình luận