Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 02:11
Thứ sáu, 26/01/2024 11:01
TMO – Đây là những dự án được đánh giá có tiềm năng mang lại lợi ích cho cộng đồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, thuộc các lĩnh vực như: năng lượng sạch và chuyển dịch năng lượng, phương tiện giao thông điện.
Theo đó, Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu vừa công bố 11 dự án sáng tạo về carbon thấp được chọn tham gia vào giai đoạn hai của chương trình. Các dự án được chọn đều có tiềm năng mang lại lợi ích cho các cộng đồng thuộc các lĩnh vực như: năng lượng sạch và chuyển dịch năng lượng, phương tiện giao thông điện, nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác, kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải… Đây là những lĩnh vực có khung chính sách và quy định đã được kiện toàn, giúp giảm thiểu rủi ro chậm trễ của dự án.
Cụ thể: Dự án nuôi tôm có trách nhiệm, thân thiện với môi trường; Dự án nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các sản phẩm tự hủy sinh học thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu xanh như tinh bột, cellulose để thay thế các loại nhựa truyền thống; Dự án sản xuất pin dòng oxi hóa khử nội địa và cung cấp các giải pháp lưu trữ năng lượng đáng tin cậy cho khách hàng công nghiệp; Dự án một hệ sinh thái toàn diện bao gồm việc trồng rừng - sản xuất - nhà máy điện sinh khối;
Dự án phát triển mô hình nuôi tảo quy mô công nghiệp; Dự án tạo nguồn protein bền vững và lành mạnh hơn từ nấm và thực vật; Dự án cung cấp giải pháp số cho quản lý rác và tái chế tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững hơn; Dự án tái chế rác thải nhựa có giá trị thấp và khó tái chế trên quy mô lớn và chi phí thấp thành vật liệu xây dựng; Dự án hệ sinh thái điện tử dành cho giao thông đô thị; Dự án thử nghiệm sản xuất và kinh doanh hydro/amoniac xanh, năng lượng sạch và bền vững cho các ngành công nghiệp, giao thông, năng lượng; Dự án ứng dụng công nghệ sinh học theo định hướng không chất thải để chế biến phụ phẩm từ tôm thành các sản phẩm ứng dụng có giá trị.
(Ảnh minh họa)
Kinh tế carbon thấp là gì?
Kinh tế carbon thấp, hoặc kinh tế không carbon là nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng ít carbon mà có một lượng ít phát thải khí nhà kính. Việt Nam đã xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho từng lĩnh vực: năng lượng; giao thông vận tải; nông nghiệp; quản lý chất thải; các quá trình công nghiệp; lâm nghiệp, sử dụng đất, kèm theo đó là các chỉ tiêu. Cụ thể, đến năm 2030, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng giảm 32,6% so với kịch bản phát thải triển thông thường và đến năm 2050, giảm giảm 91,6%. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất giảm, đến năm 2030, giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ carbon và đến năm 2050, giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp thụ carbon.
HẢI YẾN
Bình luận