Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 21:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 12/05/2025

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch có xu hướng gia tăng do nắng nóng

Thứ năm, 17/04/2025 11:04

TMO – Quốc tế đặt mục tiêu đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu cần giảm khoảng 43% để đảm bảo mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình dưới ngưỡng 1,5 độ C, như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015. Tuy nhiên, theo tiến độ triển khai các nỗ lực vì khí hậu hiện nay, giới chuyên gia nhiều lần cảnh báo mức nhiệt 1,5 độ C đang ngày càng xa. 

Theo một báo cáo quốc tế công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua, 2024 tiếp tục là năm có mức nhiệt tăng cao nhất từng được ghi nhận. Đáng chú ý, trong năm 2024, mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lần đầu tiên vượt giới hạn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tương tự, nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng tăng mạnh, gần gấp đôi so với mức trung bình 10 năm trước đó.  Điều này khiến nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như điều hòa cũng tăng lên. Xu hướng này đang gây áp lực lên lưới điện. Do đó, để đảm bảo đủ nguồn điện, nhiều nhà sản xuất phải dùng tới nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than và khí tự nhiên, để sản xuất thêm điện.

Các chuyên gia cảnh báo, xu hướng này đang tạo ra một vòng tuần hoàn đáng lo ngại đó là nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, vốn là một trong những nguồn phát thải lớn gây biến đổi khí hậu, tăng trở lại khi thế giới tiếp tục nóng lên. Xu hướng này đang làm chậm tiến trình chuyển đổi lưới điện sang sử dụng năng lượng tái tạo, phát thải thấp, thân thiện với môi trường.

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai. Đặc biệt là khô hạn do nắng nóng gay gắt kéo dài. Để chung tay cùng các quốc gia trên thế giới ngăn chặn sự nóng lên của trái đất, Việt Nam đang triển khai lộ trình giảm sử dụng tài nguyên hóa thạch trong sản xuất điện, tiến tới xóa bỏ vào năm 2050 (theo Quy hoạch điện VIII).

Theo các chuyên gia, yếu tố chính làm tăng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2024 là nhiệt độ tăng cao, đặc biệt là các đợt nắng nóng kỷ lục đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới với nền nhiệt có nơi lên đến trên 55 độ C. Nền nhiệt gia tăng tác động lên lưới điện, thúc đẩy mức tăng khoảng 1/5 về nhu cầu điện và khí đốt tự nhiên. Đơn cử, năm 2024, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng hơn 2%, gần gấp đôi mức tăng trung bình hàng năm trong 10 năm trước.

Xu hướng này diễn ra trên diện rộng: Dầu, khí đốt tự nhiên, than, năng lượng tái tạo và hạt nhân đều tăng. Hầu hết sự tăng trưởng toàn cầu tập trung ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Xu hướng này cũng được ghi nhận ở khu vực châu Âu, nơi nhu cầu năng lượng phần lớn không tăng kể.

Hệ quả của xu hướng này là lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng đạt kỷ lục vào năm 2024. Ước tính lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới, sau đó giảm 3% vào năm 2030 theo các cam kết chính sách quốc gia hiện tại.

Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, tính đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu cần phải giảm khoảng 43% để đảm bảo mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C, như đã đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015. Tuy nhiên, theo tiến độ triển khai các nỗ lực vì khí hậu hiện nay của thế giới, các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo mức nhiệt 1,5 độ C đang ngày càng xa. 

Để đáp ứng nhu cầu điện cấp bách và giảm căng thẳng do nắng nóng, một số quốc gia đã đốt than để cung cấp năng lượng cho máy điều hòa không khí và các công nghệ làm mát khác. Điều đó khiến nhu cầu về than nói chung tăng 1% vào năm 2024 và lập kỷ lục bất chấp nỗ lực cắt giảm.

Để làm rõ hơn mức độ nghiêm trọng của vấn đề, các nhà khoa học ước tính, nếu mức nhiệt độ năm 2024 tương đương với 2023, lượng khí thải CO2 trong năm 2024 có thể thấp hơn khoảng 1 nửa. Mặt khác, các nguồn năng lượng tái tạo, như điện mặt trời và điện gió, chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về điện trong các đợt nắng nóng. Bên cạnh đó, tốc độ triển khai năng lượng tái tạo cũng chưa đủ nhanh.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thế giới đang mất hy vọng. Nền kinh tế toàn cầu đang tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng mức phát thải CO2. Giới chuyên gia nhận định, chúng ta có thể tìm ra tia hy vọng mới khi khoảng cách giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế mà mức độ phát thải ngày càng lớn. Trong năm 2024, một vài tín hiệu tích cực về năng lượng tái tạo cũng được ghi nhận. Khoảng 80% sản lượng điện mới đến từ năng lượng tái tạo và hạt nhân và năng lượng tái tạo chiếm gần 1/3 tổng sản lượng điện. Các cơ sở lắp đặt năng lượng mặt trời đang dẫn đầu xu hướng này.

Lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ cao hơn khoảng 7% nếu không có các công nghệ sạch như năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân, ô tô điện và máy bơm nhiệt. Bên cạnh đó, năm 2024 cũng đánh dầu lần đầu tiên nhu cầu sử dụng dầu giảm xuống dưới 30% trong tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Nhu cầu sử dụng dầu tiếp tục chậm lại, với các yếu tố bao gồm người tiêu dùng mua xe điện và từ bỏ ô tô chạy bằng xăng. Năm 2024, chỉ có hai hạng mục chiếm hầu như toàn bộ mức tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ là hàng không và nhựa.

Nhựa đã trở thành một phần ngày càng quan trọng trong kế hoạch tăng trưởng của các công ty dầu mỏ khi ô tô và xe tải chuyển sang điện và các lĩnh vực khác sử dụng ít dầu hơn. Đây cũng được xem là một xu hướng tích cực, trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm nhựa và mất đa đa dạng sinh học…/.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline