Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Nhọc nhằn nghề phân loại rác thải

Thứ năm, 02/11/2023 16:11

TMO - Công việc phân loại rác thải từ khắp các nơi trên địa bàn tỉnh đổ về rất vất vả, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có mùi khó chịu nhưng vì tinh thần trách nhiệm làm đẹp cho môi trường mà những công nhân Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình vẫn luôn yêu nghề, gắn bó với nghề mình đã chọn.

Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình nằm ở thôn 1, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2014, mỗi năm nhà máy tiếp nhận và xử lý khoảng 125.000 tấn rác thải. Trong đó, xử lý theo hình thức phân loại sản xuất phân vi sinh 12.000 tấn. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều được đưa vào đây để xử lý. Rác thải ở đây được xử lý bằng 2 phương pháp đó là: Chôn lấp hợp vệ sinh và phân loại rác để sản xuất phân vi sinh.

Những người công nhân cần mẫn phân loại rác trên băng chuyền.

Đối với phương pháp phân loại rác để sản xuất phân vi sinh, sau khi rác thải được đưa vào nhà máy sẽ được máy xúc đổ lên băng tải chuyền để cho các công nhân phân loại rác.Việc phân loại rác thải để sản xuất phân vi sinh nhằm để giảm thiểu chôn lấp. Tại khu vực phân loại rác để sản xuất phân vi sinh có khoảng 20 chục công nhân và chủ yếu là phụ nữ. Chị em làm nghề phân loại rác có đủ các lứa tuổi khác nhau. Người trẻ thì ngoài 20 tuổi, có những người đã ngoài 40 tuổi. Tại đây, các công nhân phải phân loại và tiếp xúc với rác thải trong 8h mỗi ngày.

Chia sẻ về những nỗi vất vả của nghề phân loại rác thải tại nhà máy, chị Lã Thị Mận với gần 10 năm làm việc tại đây cho biết :" Là người gắn bó với nhà máy từ những ngày đầu tiên, thời gian đầu mình chưa quen nên cảm thấy khó chịu với những thứ mùi từ rác thải những cũng vì mưu sinh cùng với đây là công việc góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nên đã cống hiến với công việc này đến tận bây giờ".

Đồ bảo hộ, khẩu trang là những vật dụng không thể thiếu của công nhân trong mỗi ca làm việc.

Đôi tay thoăn thoắt cào từng mớ rác hỗn độn phân thành các loại khác nhau đưa vào máy xử lý. Bộ quần áo bảo hộ kèm khẩu trang là những trang phục quen thuộc của công nhân mỗi lần vào ca làm việc. Trong khu nhà chất đầy rác thải sinh hoạt, những đồng nghiệp của chị Mận lặng lẽ làm việc, người lái máy xúc đưa rác vào khu xử lý, người phân loại rác trên băng chuyền. Ngoài việc, hàng ngày phải tiếp xúc với mùi hôi từ rác thải, các công nhân ở khu phân loại rác thải cũng gặp không ít nguy hiểm trong quá trình làm việc như việc bị mảnh sành hay kim tiêm đâm vào tay.

Ông Lã Phú Dũng, Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình cho biết: "Vì môi trường đặc thù nên trong mỗi giờ làm việc thì nhà máy tạo điều kiện cho công nhân được nghỉ 10 phút để giải lao cho đỡ áp lực. Bên cạnh đó, các chế độ đãi ngộ nhà máy luôn tạo điều kiện  để người lao động có thể yên tâm công tác". 

Những công nhân đang làm việc thầm lặng trong môi trường độc hại đã giúp cho môi trường ngày càng thêm sạch đẹp. Bởi vậy, mỗi người hãy có những hành động thiết thực, để sẻ chia, ý thức hơn trong quá trình thu gom, thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

 

 

Minh Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline