Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 14:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Nhiều vướng mắc đối với công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện

Thứ tư, 06/03/2024 08:03

TMO -  Các nhà máy nhiệt điện than dù có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, đồng thời để đảm bảo đáp ứng được các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện.

Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), cả nước hiện có 33 nhà máy nhiệt điện đốt than (NMNĐ) đang vận hành.  Trong số này có 10 nhà máy dùng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) sử dụng than nội địa chất lượng thấp (cám 6 hoặc đuôi cám 6), 23 nhà máy dùng công nghệ than phun (PC) sử dụng than nội địa chất lượng tốt hơn (cám 5), than nhập bitum và á bitum với tổng công suất là 27.264 MW.

Đa số các NMNĐ đang vận hành sử dụng công nghệ (thông số hơi) cận tới hạn (Sub - Super Critical) có hiệu suất chuyển đổi năng lượng dưới 40% và hai nhà máy sử dụng công nghệ siêu tới hạn (SC) có hiệu suất chuyển đổi năng lượng có thể đến 42%. Các NMNĐ đang xây dựng và chuẩn bị đầu tư đều được áp dụng công nghệ SC và công nghệ trên siêu tới hạn (USC) có hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao, phát thải thấp (hiệu suất chuyển đổi năng lượng có thể đạt đến 45%).

Về thiết bị xử lý môi trường: Các nhà máy đều được trang bị các thiết bị xử lý khói thải như: Thiết bị xử lý bụi bằng công nghệ lọc bụi tĩnh điện (Hệ thống ESP) có hiệu suất cao trên 99,9%, thiết bị khử Lưu huỳnh oxit (SO2) bằng sữa đá vôi (Hệ thống FGD) hoặc nước biển (Sea FGD), thiết bị khử Nito Oxit (NOx) bằng hóa chất Amoniac NH3 có xúc tác (Hệ thống SCR) với hiệu suất cao trên 85% hoặc vòi đốt Low NOx. Sau khi qua các hệ thống xử lý khói thải nói trên, nồng độ phát thải bụi, SO2, NOx trong khói đều được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Về lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện, lượng phát sinh hàng năm ước khoảng trên 16 triệu tấn và lượng tiêu thụ đạt trên 14 triệu tấn/năm (đạt khoảng hơn 87% lượng phát thải, tăng rất nhiều qua các năm). Ngoài ra, còn lượng tồn tại các bãi lưu trữ dồn qua các năm là khoảng 48,4 triệu tấn.

(Ảnh minh họa)

Mặc dù trong thời gian qua, các nhà máy nhiệt điện đã có nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, đồng thời để đảm bảo đáp ứng được các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện. Theo đó, đối với nước làm mát, các nhà máy nhiệt điện than đều sử dụng một lượng lớn nước để làm mát sau quá trình trao đổi nhiệt trước khi xả ra kênh tự nhiên và đưa ra sông hoặc biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiệt độ nước tại cửa thu nước tăng lên hoặc mực nước của nguồn nước tại 1 số khu vực hạ thấp, khoản cách giữa cửa nhận nước và cửa xả nước gần cũng là những nguyên nhân dẫn đến 1 số trường hợp nước làm mát khi xả ra môi trường tiếp nhận vượt tiêu chuẩn.

Đối với vấn đề xử lý khí thải hiện một số nhà máy được đầu tư trong giai đoạn trước như Ninh Bình, Phả Lại 1 khi chưa có Luật Bảo vệ môi trường nên chưa lắp đặt hệ thống xử lý SOx, mặc dù đã có nhiều giải pháp công nghệ, tuy nhiên nếu vận hành đầy tải có khả năng không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy chuẩn. Vấn đề tro, xỉ, các nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn, do đặc thù công nghệ đá vôi được đốt cùng nhiên liệu than trong lò đốt để khử lưu huỳnh, vì vậy trong tro xỉ còn thành phần vôi, có tính dãn nở khi gặp ẩm nên khó tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng. Lượng lớn tro xỉ từ các nhà máy này đang được lưu giữ tại bãi thải. Ngoài ra, một số nhà máy đặt tại các vị trí cách xa các khu vực tiêu thụ lớn (các đô thị, các nhà máy xi măng…) nên dẫn đến chi phí vận chuyển rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu khả thi về mặt kinh tế.

Vấn đề chuyển đổi nhiên liệu, theo yêu cầu, việc chuyển đổi nhiên liệu sẽ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện than có thời gian vận hành trên 40 năm hoặc dừng hoạt động chúng nhằm giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường hiệu quả kinh tế. Đây sẽ là bài toán lớn trong thời gian tới để đáp ứng được các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, cũng như việc chuẩn bị các nguồn nguyên liệu ổn định nhằm đảm bảo tính kinh tế khi vận hành nhà máy.

Giải pháp tháo gỡ

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện nói riêng. Trong đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Tập trung yêu cầu các NMNĐ thực hiện nhiều giải pháp (hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động, liên tục, cung cấp thông tin về kết quả quan trắc, giám sát trên trang thông tin điện tử của công ty, thay thế dầu FO sử dụng cho khởi động lò và đốt kèm bằng dầu DO nhằm giảm lượng tro, bụi, SO2, NOx, đưa hệ thống ESP vào hoạt động ngay từ giai đoạn đầu, …) và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó sẽ phối hợp với các Bộ ngành liên quan để xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch VIII), trong đó, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp nhằm thực hiện cam kết Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, rà soát các nhà máy nhiệt điện than và xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu phù hợp với yêu cầu Quy hoạch điện lực quốc gia. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi các chính sách bảo vệ môi trường. Tăng cường chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện đầu tư cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc và hệ thống bảo vệ môi trường để đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng môi trường theo phân vùng môi trường được phê duyệt tại quy hoạch phát triển của địa phương. Chỉ đạo các NMNĐ nghiên cứu, thí nghiệm việc pha trộn giữa than nội địa với than nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế, an toàn và đảm bảo tốt hơn về môi trường như giảm lượng phát thải, tro xỉ, khí thải…/.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline