Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 14:03

Tin nóng

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Thứ ba, 19/03/2024

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Thứ năm, 03/03/2022 09:03

TMO – Hà Nội và một số tỉnh lân cận luôn là điểm nóng về ô nhiễm không khí cho dù đã và đang áp dụng nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng này. Đơn cử, trong kết quả quan trắc ô nhiễm không khí ngày 27/2, nhiều điểm ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc ghi nhận mức độ ô nhiễm nặng (màu đỏ, thậm chí màu tím). Điều đáng nói, trong số các trạm quan trắc vẫn đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ khá tốt thì cũng không ít trạm quan trắc “quên hoặc lười nảy số” (tức không hoạt động).

Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí ngày 2/3, nhiều khu vực ở thành phố Hà Nội như quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Hà Đông, Đống Đa… vẫn “chìm” trong bầu không khí trắng đục, mịt mù.

Cụ thể, ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cả 2 điểm quan trắc tại Hà Nội cũng liên tiếp ghi nhận ở ngưỡng không khí bị ô nhiễm. Trong đó, tại điểm quan trắc 556 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, không khí ô nhiễm ở ngưỡng “màu đỏ” (xấu) với chỉ số chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) lên tới 158. Ở ngưỡng này, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điểm quan trắc quận Cầu Giấy, ô nhiễm không khí thường xuyên ở ngưỡng màu cam (mức kém) với chỉ số AQI 109.

Trên ứng dụng AirVisual (của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), hầu hết các điểm quan trắc tại Hà Nội trong 2 ngày nay đều ghi nhận chỉ số ô nhiễm ở ngưỡng màu đỏ, thậm chí một số điểm ghi nhận ngưỡng ô nhiễm màu tím (rất xấu). Điển hình tại khu vực Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, lúc đầu giờ chiều 2/3, ứng dụng AirVisual ghi nhận ô nhiễm không khí ở ngưỡng màu tím, với chỉ số AQI lên tới 234. Các điểm như: Hoàn Kiếm với chỉ số AQI 159; Sóc Sơn 169; Tô Ngọc Vân 189; Phạm Văn Đồng 165…cũng ở ngưỡng màu đỏ.

Điểm đo ở Minh Khai-Bắc Từ Liêm, quan trắc không khí chỉ hiện thị ngày 5/11/2021, không hiện thị chỉ số chất lượng không khí. (Chụp màn hình)

Điều đáng nói, dù ô nhiễm không khí luôn trong tình trạng tệ và rất tệ (xấu) nhưng tại nhiều điểm quan trắc không khí lại không hoạt động, không hiển thị số liệu đo. Cụ thể, hệ thống quan trắc môi trường không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường với 35 điểm đo, quan trắc không khí đặt tại các quận, huyện cũng chỉ có 1 điểm đo tại Chi cục Bảo vệ Môi trường hiển thị chỉ số ô nhiễm và đưa ra cảnh báo.

Hầu hết các điểm đo còn lại trên hệ thống quan trắc môi trường không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã “quên chức năng nhiệm vụ” hiển thị số liệu quan trắc chất lượng không khí cũng như đưa ra cảnh báo cho người dân. Thậm chí, nhiều điểm đo còn không cập nhật ngày, tháng, thời gian hoạt động trong nhiều ngày. Đơn cử như như điểm đo ở Minh Khai-Bắc Từ Liêm, hệ thống quan trắc chỉ hiện thị ngày 5/11/2021 và cũng không hiện thị chỉ số chất lượng không khí. Các điểm đo khác ở Khương Trung, Đào Duy Từ, Cầu Diễn, Pháp Vân, Đội Bình, Vân Đình, Quảng Phú Cầu, Lê Trực, Tứ Liên, Sóc Sơn… hệ thống quan trắc cũng chỉ hiện thị ngày quan trắc 23/12/2021, không hiện thị chỉ số chất lượng không khí.

Sở Tài nguyên và Môi trường nói gì?

Chiều 2/3 đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết lý do dẫn tới việc hệ thống quan trắc môi trường không khí không hiển thị số liệu cũng như các chỉ số chất lượng không khí, là bởi hệ thống này đang bị lỗi phần mềm từ nhiều ngày qua. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giải thích thêm, phần mềm quan trắc môi trường không khí này có nguồn gốc từ Pháp (do bên Pháp cung cấp thiết bị). Vừa qua, phần mềm bị lỗi nên hiện nay Sở vẫn đang tìm phương án xử lý.

Riêng với điểm quan trắc tại Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội hiện đang ghi nhận chỉ số ô nhiễm không khí ở ngưỡng kém, phía Chi cục này cho biết với chỉ số AIQ hiện nay, nhóm nhạy cảm (những người có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh lý tim mạch, người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người đang mang bệnh hoặc có thể trạng yếu) có thể sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline