Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 03:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Nhiều loài di cư có nguy cơ tuyệt chủng

Thứ ba, 13/02/2024 10:02

TMO - Báo cáo do Trung tâm giám sát bảo tồn thuộc Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố cho thấy, nhiều loài động vật di cư đang đối mặt các nguy cơ ở khắp nơi trên thế giới.  

Báo cáo Tình trạng của các loài di cư trên thế giới được công bố trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế diễn ra tại Samarkand, Uzbekistan, có tham dự của hơn 130 quốc gia ký kết Công ước Liên hợp quốc về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS). Đây là báo cáo đầu tiên về vấn đề này, trong đó tập trung vào 1.189 loài được liệt kê trong CMS.

Ảnh minh họa. 

Báo cáo nêu rõ 1/5 trong số những động vật này đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, trong khi 44% quần thể bị suy giảm. Con người là chủ thể chính gây nên tình trạng này, thông qua các hành động phá hoại hoặc chia rẽ các quần thể, săn bắn, gây ô nhiễm môi trường bằng nhựa, hóa chất, ánh sáng, tiếng ồn…Biến đổi khí hậu cũng tác động đến tuyến đường và thời gian di cư, do điều kiện từng mùa thay đổi. Báo cáo đã chỉ ra bằng chứng cho thấy những hoạt động không bền vững của con người đang khiến tương lai của các loài di cư đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. 

Trong 3 thập kỷ qua 70 loài trong danh sách của CMS bị đe dọa nhiều hơn, trong đó có những loài như đại bàng hung, kền kền Ai Cập và lạc đà hoang dã. Chỉ có 14 loài có môi trường sống đã được cải thiện như: cá voi xanh và cá voi lưng gù, đại bàng biển đuôi trắng...Trong số 158 loài động vật có vú được liệt kê trong Công ước, 40% đang bị đe dọa trên toàn cầu. Gần như tất cả (97%) trong số 58 loài cá trong danh sách trên đối mặt với nguy cơ cao bị tuyệt chủng. Trong số hơn 960 loài chim trong Công ước, có 34 loài được xếp vào nhóm gặp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có 399 loài di cư chưa được đưa vào danh sách bảo tồn CMS cũng được đánh giá đang bị đe dọa hoặc gần ở mức báo động. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline