Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Nhiều hạn chế trong phát triển ngành dâu tằm

Thứ sáu, 15/12/2023 20:12

TMO - Tổng diện tích dâu tằm có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Diện tích dâu tằm năm 2022 tăng 58,22% so với năm 2018, giai đoạn 2019 - 2022 diện tích trồng dâu nuôi tằm đều tăng qua các năm. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2022 là 12,15%.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dâu tằm là nghề truyền thống tại Việt Nam và đang có sự phát triển với tốc độ cao, đứng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thai Lan. Ngành dâu tằm tơ tập trung lớn nhất vùng Tây Nguyên với 77% diện tích của cả nước. Các vùng khác như Đồng bằng Sông Hồng, Miền núi và Trung du, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ chiếm tỉ lệ từ 3 đến 11%.  Với giá kén vàng từ 110.000 - 120.000 đồng/1kg, kén trắng từ 170.000 - 205.000 đồng/1kg như hiện nay, người trồng dâu nuôi tằm có thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với các cây trồng khác như lúa, chè, mía. 

Theo thống kê, tổng diện tích dâu tằm có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Diện tích dâu tằm năm 2022 tăng 58,22% so với năm 2018, giai đoạn 2019 - 2022 diện tích trồng dâu nuôi tằm đều tăng qua các năm. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2022 là 12,15%. Về sản lượng kén tằm, từ năm 2018 sản lượng kén tằm bắt đầu tăng dần. Năm 2019, cả nước sản xuất được 11.855 tấn kén tằm các loại, tăng mạnh so với năm 2018 (42,9%); năm 2020 là 14.937 tấn, tăng 25,9% so với năm 2019; năm 2021 là 16.444 tấn, tăng 10,08% so với năm 2020; năm 2022 là 16.824 tấn,  tăng 2,31% so với năm 2021. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2022 là 19,33%.

Người dân thu hoạch lá dâu.

Mặc dù có sự gia tăng về sản lượng tơ tằm, tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng nghìn tấn tơ tằm thô chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Uzbekistan…để làm gia công nhằm mục đích xuất khẩu. Hiện nay, những giống tằm chính đang được nuôi lấy tơ là giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho chất lượng tơ cao; giống tằm đa hệ kén vàng cho chất lượng tơ thấp hơn và tằm đa hệ lai. Trong đó giống tằm lưỡng hệ kén trắng phải nhập khẩu khoảng 90% từ Trung Quốc (theo đường tiểu ngạch), các giống tằm, giống dâu trong nước năng suất, chất lượng cao còn ít. Người dân trồng dâu nuôi tằm còn ít đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thị trường ngành dâu tằm tơ Việt Nam còn yếu và thiếu thông tin, thiếu tính đa dạng sản phẩm tham gia thị trường, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao chế biến từ dâu tằm tơ.

Theo các chuyên gia, ngành dâu tằm tơ vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức, đặc biệt ở khâu sản xuất trứng tằm. Cụ thể, chưa chủ động được nguồn trứng giống tằm lưỡng hệ kén trắng và phụ thuộc rất lớn nguồn trứng giống nhập từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến ngành chăn nuôi tằm phát triển thiếu bền vững. Về giải pháp, các chuyên gia kiến nghị cần tập trung nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm cao sản thế hệ mới; tập trung quy hoạch phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm ở tầm vĩ mô và đầu tư nhân lực vào cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho các sản phẩm dâu tằm...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và hậu quả về nhiều mặt mà đại dịch này để lại, song kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dâu tằm tơ Việt Nam nói riêng có sự tăng trưởng. Điều đó cho thấy trong chiến lược phát triển ngành này, từ khâu quy hoạch, đầu tư nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, hệ thống cơ sở vật chất, việc chọn giống, xúc tiến mở rộng thị trường… đã có những bước đi phù hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển đáng kể đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới toàn ngành dâu tằm tơ cần rà soát lại các khâu để đánh giá đúng thực trạng, các khó khăn, hạn chế, trên cơ sở đó có những định hướng phát triển mạng và ổn định, bền vững hơn. Cùng với đó, ngành dâu tằm tơ Việt Nam nhất thiết phải được kết nối với nhau và với thị trường thế giới chặt chẽ, mở rộng hơn nữa. Trước mắt tập trung xây dựng đề án chiến lược phát triển ngành dâu tằm tơ. Cùng với đó, tổ chức nghiên cứu, phát triển giống, thực hiện các chương trình khoa học về giống.

Ngoài ra, cần tập trung quản lý khoa học công nghệ, các cơ sở phải đảm bảo về năng lực nghiên cứu cũng như sản phẩm phải đáp ứng được các yếu tố về chất lượng, giá thành. Các cơ quan phối hợp, xây dựng chuỗi liên kết, tổ chức xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị có chức năng tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline