Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 16:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ ba, 26/11/2024

Nhiều đô thị lớn đối diện nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

Thứ năm, 26/10/2023 11:10

TMO – Với mật độ dân cư lớn và không ngừng gia tăng tại các khu đô thị, trong khi đó cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa đối xứng. Nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước sạch ở các khu đô thị lớn?

Hà Nội và TP. HCM là hai đô thị lớn nhất được xếp vào loại “đô thị đặc biệt”, từ năm 2010 đến nay, hai đô thị này phát triển rất nhanh chóng và đang phấn đấu trở thành đô thị thông minh dựa vào công nghệ số. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh cũng dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý vận hành đô thị, đặc biệt về cơ sở hạ tầng bởi sức nén khi dân số không ngừng gia tăng. Dẫn chứng rõ nhất là tình trạng ùn tắc giao thông và ngập úng, đây được cho là hai vấn nạn tồn tại trong suốt chục năm qua đến nay vẫn chưa được giải quyết, thậm chí còn nghiêm trọng hơn dù đã và đang áp dựng nhiều giải pháp để hóa giải hai vấn nạn này.

Xếp hàng lấy nước

Ngoài hai “vấn nạn” (ùn tắc giao thông và ngập úng), Hà Nội và TP. HCM còn đang đối mặt nhiều thách thức lớn khác trong quản lý, vận hành đô thị, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí và cung cấp nước sạch.

Cư dân khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) mang xô, chậu xếp hàng đợi lấy nước hôm 18/10. Ảnh: Ảnh: V. Ngân

Từ hai tuần nay, hàng loạt khu dân cư ở các quận huyện như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức... bị thiếu nước sinh hoạt. Người dân phải dùng thùng, chậu cùng nhiều vật dụng khác xếp hàng đến tận 1-2h sáng chờ lấy nước từ các xe téc lưu động. Nhiều người phải nhịn tắm, sơ tán sang nhà người thân hoặc khoan giếng. Điển hình, hàng nghìn cư dân sống trong khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai phải sống trong cảnh không có nước sinh hoạt do nguồn cung bị cắt. Khu đô thị này có 26 tòa nhà với khoảng 16.000 dân, phải nói thêm rằng, trước khi bị dừng cung cấp nước, nhiều hộ dân trong khu đô thị này phát hiện và phản ánh việc nước sinh hoạt xuất hiện mùi giống mùi hóa chất, nhiều người dùng nước bị mẩn ngứa, di ứng da. Mẫu nước ngay sau đó được đưa đi xét nghiệm. Kết quả, theo Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) hàm lượng Amoni trong nước 11,46 mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần. Lý giải về nguyên nhân bị ngắt nước, đại diện các nhà cung cấp nước cho rằng do không đủ nguồn nước sạch để cung cấp.

Đâu là nguyên nhân?

Vấn đề “cắt nước sinh hoạt” do thiếu nguồn cung không phải là mới lạ, không phải chỉ mới xuất hiện mà vấn đề này đã xảy ra nhiều lần, đặc biệt ở các khu chung cư. Theo các chuyên gia, thời gian gần đây tình trạng mất nước xẩy ra ở nhiều nơi là do hệ thống (mạng lưới) cung cấp nước vùng ngoại thành chưa được hoàn thiện; nhiều dự án cung cấp nước sạch bị chậm tiến độ; doanh nghiệp không mặn mà với dự án đầu tư về nước sạch vì thiếu “hấp dẫn”. Đặc biệt, còn nhiều bất cập trong công tác xây dựng và triển khai quy hoạch đô thị (về hạ tầng, số lượng, mật độ dân cư…).

Theo các chuyên gia, ngoài Hà Nội, hiện nay một số đô thị khác cũng đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng như TP. HCM, Đà Nẵng… Do đó, các đô thị cần chủ động lên những phương án, kịch bản để ứng phó với tình trạng thiếu nước tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nước, ngành điện cũng cần có sự ưu tiên, tránh tình trạng cắt nước có thể khiến một bộ phận người dân rơi vào tình trạng vừa mất điện, vừa mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Để thu hút nhà đầu tư lĩnh vực cung cấp nước sạch, cần có những chính sách như ưu đãi về đất như miễn tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, khách hàng và nhà nước…, có như vậy mới thu hút được các doanh nghiệp tham gia cấp nước sạch, giải bài toán thiếu nước.

Nhu cầu sử dụng nước dân dụng và công nghiệp ngày càng cao. Do nhu cầu gia tăng sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhu cầu nước trên toàn quốc gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 1990, nhu cầu nước cho dân dụng và công nghiệp ở Việt Nam chỉ khoảng 50 tỷ m3/năm thì đến năm 2000, số liệu này là 65 tỷ m3/năm, năm 2010 đã nhảy lên 72 tỷ m3/năm. Điều quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. Mặc dù Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp lý khác có khẳng định vai trò của Uỷ ban Lưu vực sông. Tuy nhiên, sự tham gia của các thành phần khác nhau, cơ chế cho người dân giám sát và sử dụng tài nguyên nước vẫn chưa rõ ràng. Các hành vi làm tổn hại nguồn nước cần phải được tiếp tục bị chế tài bằng công cụ luật pháp và tòa án. Việc khôi phục, trồng và bảo vệ nguồn rừng đầu nguồn và hai bên bờ sông cần phải đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ hơn. Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều mối quan hệ tương quan khá phức tạp.

Cũng theo các chuyên gia, cần tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên nước thông qua việc đổi mới theo hướng tổng hợp kết nối với với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu qua việc đầu tư kinh phí, hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để cùng nhau chung tay xây dựng và triến khai các hoạt động cụ thể.  Trong đó, cần có quy định các tiêu chuẩn của phát triển xanh, điều này không phải đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu mà phải có những hoạt động và hành động thiết thực, trong đó phải có những giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp lưu vực sông với sự tham gia của cộng đồng người và các tổ chức xã hội dân sự. Đây phải là một chủ trương nhất quán và mục tiêu tổng quát trong mọi kế hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển các dự án tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bảo vệ sự trong lành của các dòng sông không chỉ là nhiệm vụ của chính mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ tương lai của đất nước.

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline