Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nhiều điểm mới trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Thứ hai, 22/04/2024 18:04

TMO – UBND cấp tỉnh căn cứ thẩm quyền, quy định của pháp luật quyết định việc điều chỉnh nội dung hoặc bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Nghị định 32/2024/NĐ-CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2024) có một số điểm mới nổi bật và một số thay đổi đáng chú ý so với các Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp trước đây. Theo đó, để phù hợp với quy định của Luật Đất đai hiện hành về cơ chế cho thuê đất đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và phát huy hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng thời gian qua, Nghị định số 32/2024 quy định mô hình chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

Đối với các đơn vị đã được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP tiếp tục hoạt động đến khi có quyết định sắp xếp, xử lý của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp quy định tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP và pháp luật liên quan.

(Ảnh minh họa)

Để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư; kế thừa, giữ nguyên các nguyên tắc, nội dung quản lý đã được quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP đang phát huy hiệu quả; tiếp tục thể chế hóa tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý công thương địa phương trong quản lý cụm công nghiệp,… Nghị định số 32/2024/NĐ-CP tiếp tục quy định thủ tục thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (trong đó có lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp) và đồng thời giao trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đã được phê duyệt không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư.

Nghị định 32/2024 phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định (tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp) việc điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích tăng không quá 05 ha so với quy hoạch được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch khác trên địa bàn; đồng thời cập nhật nội dung thay đổi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh tiếp theo. Đồng thời, giao UBND cấp tỉnh căn cứ thẩm quyền, quy định của pháp luật quyết định việc điều chỉnh nội dung hoặc bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đối với điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nếu cụm công nghiệp có công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được lựa chọn để quản lý, sửa chữa và vận hành phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp. Kinh phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ ngân sách nhà nước không được tính vào giá cho thuê đất, giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp; chi phí quản lý, sửa chữa, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật được tính vào giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nội dung này thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.

Nghị định số 32/2024/NĐ-CP quy định cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Việc áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan) để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

Tiếp tục quy định chuyển tiếp về xử lý thành lập cụm công nghiệp hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp theo hướng đơn giản, linh hoạt xử lý cho địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chung trong quản lý cụm công nghiệp (thống nhất các nội dung của Quyết định thành lập cụm công nghiệp, xử lý trường hợp đối với cụm công nghiệp có diện tích lớn hơn 75 ha, việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và xử lý công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước - nếu có). Nghị định số 32/2024/NĐ-CP được xây dựng và ban hành là cơ sở pháp lý để các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý, hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Lũy kế đến hết năm 2023, cả nước đã thành lập 1.062 cụm công nhiệp (CCN) với tổng diện tích hơn 39.700 ha. Trong đó, có 569 CCN (chiếm 53,6%) do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các CCN còn lại do Trung tâm phát triển CCN, Ban quản lý CCN cấp huyện, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương và các đơn vị khác làm chủ đầu tư.

Thống kê cũng cho thấy, vùng có tỷ lệ CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng cao là Đông Nam Bộ (69,1%), Tây Nam Bộ (65,4%), Trung du miền núi Bắc Bộ (64,2%), Đồng bằng Sông Hồng (60%). Ở chiều ngược lại, vùng có tỷ lệ doanh nghiệp làm chủ đầu tư thấp là Duyên hải miền Trung (36,6%), Tây Nguyên (14,9%). Các địa phương trên cả nước đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đối với 1.032 CCN với tổng diện tích hơn 37.000 ha, đã phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với 757 CCN, tổng diện tích khoảng 26.500 ha.

Sự phát triển nhanh chóng của CCN đều được các địa phương ghi nhận tầm quan trọng và đóng góp lớn vào sức phát triển công nghiệp nói chung, CNNT nói riêng tại địa phương. Bên cạnh bài toán kinh tế, các CCN còn góp phần ổn định an sinh xã hội khi thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, giúp người lao động “ly nông bất ly hương”, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Các CCN đã tạo việc làm cho hơn 666.000 lao động, chủ yếu là lao động tại địa phương; 216 CCN có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động (chiếm 30,6% số cụm hoạt động, tăng 37 cụm so với năm 2022); tại các CCN chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở trong CCN tự xử lý trước khi xả ra môi trường.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline