Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Nhiều địa phương khu vực Tây Nguyên, miền Tây bị thiệt hại nặng do mưa lũ

Thứ hai, 31/07/2023 10:07

TMO – Mưa lớn xảy ra liên tiếp, kéo dài trong nhiều ngày khiến không ít địa phương chịu thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, sạt lở đất đá tại Lâm Đồng vùi lấp một trạm kiểm soát giao thông khiến 3 chiến sỹ hy sinh.  

Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang... xuất hiện mưa lớn kèm giông lốc suốt ba ngày qua do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, lượng mưa ở nhiều địa phương đo được lên tới hơn 200 mm - lớn nhất từ trước đến nay.

Tại Lâm Đồng, mưa lớn kèm gió mạnh suốt nhiều ngày qua được cho là nguyên nhân gây sạt lở nhiều điểm trên đèo Bảo Lộc, thuộc tuyến quốc lộ 20. Khoảng 14h30 ngày 30/7, tại khu vực gần trạm Cảnh sát giao thông Madagui (thuộc phòng CSGT Công an Lâm Đồng), hàng chục tấn đất đá trên đỉnh đồi bất ngờ sụp xuống, lấp toàn bộ mặt đường đèo. Trụ sở cảnh sát giao thông tại đây bị vùi lấp, khiến ba chiến sĩ tử vong và một người dân mất tích. Ngoài khu vực trên, từ buổi trưa đèo Bảo Lộc đoạn qua xã Đại Lào và tuyến đèo tại thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai, cũng bị sạt lở ở nhiều điểm. Các sự cố này không gây ra thương vong, song khiến giao thông ách tắc nghiêm trọng. Cảnh sát địa phương huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ, chia thành nhiều nhóm đến những vị trí trọng yếu trên tuyến để phân luồng, cảnh báo xe qua chạy an toàn. Tại Bình Thuận, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực cây xanh gãy đổ, đất đá từ các triền đồi đổ xuống quốc lộ quốc lộ 55 (đoan nối huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận qua TP Bảo Lộc, Lâm Đồng).

Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng xuyên đêm tìm kiếm nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở vùi lấp 1 người dân và 3 chiến sỹ cảnh sát giao thông.

Tại khu vực miền Tây, mưa kèm giông lốc liên tiếp ngày 29, 30/7 cũng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, lốc xoáy ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu làm căn nhà của một hộ dân đổ sập khiến một người tử vong. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết mưa liên tiếp trong hai ngày gây ngập ở nhiều nơi trên địa bàn và làm 59 căn sập, 52 căn tốc mái. Riêng huyện Hồng Dân, lượng mưa đo trong hai ngày lên tới 162 mm, kỷ lục từ trước đến nay.

Tại Cà Mau, mưa lớn kèm gió mạnh làm hàng trăm hàng quán, ki-ốt cùng nhà dân bị sập, tốc mái. Thống kê tại huyện U Minh, Năm Căn và TP Cà Mau có 170 căn nhà đã bị hư hại, ước tính thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hơn 40 căn nhà ở huyện Đất Đỏ cũng bị gió làm tốc mái cùng hàng loạt cây xanh, cột điện bị ngã đổ do ảnh hưởng thời tiết xấu hôm nay. Trong ngày, chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng đến hiện trường nơi bị thiệt hại hỗ trợ người dân, khắc phục hậu quả. Mưa lớn kéo dài cũng khiến vùng Bảy Núi (An Giang), TP Rạch Giá (Kiên Giang) ngập sâu cả mét. Nước tràn vào nhà dân gây hư hỏng nhiều đồ đạc, đường ngập 40-80 cm làm giao thông bị tê liệt. Hàng loạt nhà bị sập, trụ điện ngã và hơn 400 ha lúa, cây trồng bị ngập úng.

Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai

Trong Công điện mới đây về việc tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và chủ động ứng phó với mưa lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

UBND các tỉnh bị ảnh hưởng mưa lũ cần chủ động chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục hậu quả đợt thiên tai, mưa lớn vừa qua, bảo đảm ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Kiên Giang. UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất nêu trên, khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn những người bị mất tích, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chế độ, chính sách đối với các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát bị nạn theo quy định; chỉ đạo đánh giá, xác định cụ thể nguyên nhân và rút kinh nghiệm về sự cố sạt lở; kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở, có phương án chủ động bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 20 và các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương, nhất là Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương xử lý, khắc phục ngay các vị trí bị sạt lở, ngập sâu, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập úng để có biện pháp cụ thể bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, các trục giao thông chính, đặc biệt là tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến quốc lộ 20 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cần tổ chức theo dõi, giám sát, nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, nhất là mưa lũ, sạt lở đất, cung cấp kịp thời thông tin về thời tiết, thiên tai, nguy cơ sạt lở để phục vụ công tác ứng phó. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn cho công trình hồ, đập thuỷ lợi, thuỷ điện theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an theo dõi sát tình hình thiên tai, sự cố, chủ động chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai.

 

 

 

THIÊN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline