Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nhiều công trình nước sạch nông thôn cạn kiệt nguồn nước đầu vào

Thứ năm, 25/04/2024 07:04

TMO - Tình hình hạn hán diễn ra khốc liệt đã khiến khoảng 500 hộ dân ở Đắk Nông đang thiếu nước sinh hoạt. Đáng chú ý, nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn cũng bị cạn kiệt nguồn nước đầu vào, khiến việc cung ứng nước cho người dân bị gián đoạn.

Thông tin từ UBND tỉnh Đắk Nông, đến ngày 22/4, qua rà soát của các địa phương, có khoảng 500 hộ dân ở Đắk Nông thiếu nước sinh hoạt do hạn hán. Trên địa bàn huyện Krông Nô hiện có khoảng 350 hộ dân sinh sống tại các thôn Lương Sơn, xã Nam Xuân; bon Đắk Prí, xã Nâm N’Đir bị thiếu hụt nước sinh hoạt. Tại huyện Tuy Đức, khoảng 150 hộ dân tại bản Si Át, xã Đắk Ngo cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Nguyên nhân là các địa phương này chưa có công trình cấp nước sạch; còn nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào của người dân cũng đã sụt giảm, cạn kiệt. Ngoài ra, tại một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang thiếu nước phục vụ. Điển hình như 2 công trình cấp nước tập trung xã Đắk Gằn và xã Đắk R'la, huyện Đắk Mil. Hai công trình này đều sử dụng nguồn nước mặt lấy từ hồ Đô Ri II, nhưng hiện nay mực nước hồ đã hạ thấp, không bảo đảm nước cho hố thu nước của công trình.

Nhiều hồ, đập chứa nước tại tỉnh Đắk Nông cạn khô do hạn hán kéo dài. Ảnh: PT. 

Thiếu nước cũng xảy ra tại công trình cấp nước tập trung xã Đắk N'Drung, huyện Đắk Song. Công trình này không đủ nguồn nước đầu vào để cấp nước cho người dân trong khu vực. Toàn tỉnh có 4 công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Đắk Nông quản lý bị hụt nước do nước mặt, nước ngầm sụt giảm. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông cho biết, đã có 16/59 công trình cấp nước tập trung nông thôn suy giảm nguồn nước, ảnh hưởng đến công tác cung cấp nước phục vụ người dân.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, Đắk Nông đã có khoảng 10.721ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng bởi hạn hán, giảm năng suất. Cụ thể, Krông Nô có khoảng 4.780ha; Cư Jút có 25ha; Đắk Mil có 1.496ha; Đắk R’lấp có 2.795ha; Tuy Đức có 1.320ha; Đắk Song có 5ha và TP. Gia Nghĩa có khoảng 300ha. Hiện tỉnh Đắk Nông đã có 32 công trình hồ chứa đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước, dung tích tổng các hồ chỉ còn khoảng 40,74%. Dự báo trong thời gian tới, nếu thời tiết không thuận lợi, không xuất hiện mưa, diện tích cây trồng thiếu nước trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tăng lên khoảng 28.059ha.

Nhiều công trình cấp nước sạch không còn đủ nguồn nước đầu vào khiến việc cung ứng nước gặp gián đoạn. Ảnh: BĐN. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung các giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân, giảm thiểu ảnh hưởng, thiệt hại. Ngành Nông nghiệp tăng tính chủ động trong việc nắm bắt tình hình ngay từ cơ sở, tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông đẩy mạnh các giải pháp cần tập trung để chống hạn. Toàn tỉnh căn cứ vào dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn cần tăng tính tập trung, quyết liệt phòng, chống hạn.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp có tính dài hơi trong phòng chống hạn như việc nạo vét, sửa chữa, nâng cấp công trình, sử dụng ngân sách dự phòng để hỗ trợ người dân nạo vét, xây dựng các ao hồ nhỏ. Đặc biệt, các địa phương, ngành NN&PTNT đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng, tăng độ che phủ rừng, quản lý bảo vệ rừng bền vững.

Trước đó, Sở NN&PTNT Đắk Nông đề nghị Cục Thủy lợi tổng hợp, báo cáo các bộ, ngành liên quan xem xét, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng mới 10 công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí gần 470 tỷ đồng. Các công trình này tập trung tại 3 huyện phía Bắc tỉnh Đắk Nông là Krông Nô, Cư Jút và Đắk Mil. Đây là 3 huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới cho các loại cây trồng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, từ nay đến nửa đầu tháng 5/2024, mực nước trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm; tình trạng cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước cục bộ trên một số sông, suối nhỏ tiếp tục diễn ra. Nếu thời tiết không thuận lợi, tiếp tục nắng nóng kéo dài, không xuất hiện mưa, nhiều khu vực sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ đặc biệt tại khu vực phía Bắc tỉnh. 

 

 

Lê Diệp

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline