Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư, 06/03/2024 14:03

TMO - Những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới. 

Trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí môi trường giữ vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân. Để đạt tiêu chí về cảnh quan, môi trường, các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai các hoạt động, mô hình nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường, cảnh quan trong xây dựng nông thôn mới. 

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp các tổ chức thành viên, các ngành chức năng triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại cộng đồng dân cư với nhiều hoạt động phong phú như: triển khai tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và phối hợp xây dựng các mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường”, nhân rộng các mô hình “Hố xử lý rác thải”, triển khai xây dựng tuyến đường xanh - sạch - đẹp, tổ chức các hoạt động ra quân dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh vào các dịp lễ, Tết…

Công tác trồng cây xanh, đảm bảo cảnh quan môi trường được các địa phương trên địa bàn tỉnh đồng loạt triển khai. 

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại tỉnh đã phối hợp vận động nhân dân đóng góp được trên 5.461 triệu đồng cùng Nhà nước triển khai thực hiện hoàn thành được 113 tuyến đường bê tông xi măng dài 37,74 km. Vận động nhân dân đóng góp 100% kinh phí thực hiện san lấp, sửa chữa 6 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài trên 4,35 km, trị giá hơn 1 tỷ đồng. Huy động sức dân đóng góp trên 4 tỷ đồng thực hiện các công trình phúc lợi công cộng.

Tại huyện Hàm Thuận Bắc triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo Khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường” và vận động nhân dân đóng góp xây dựng 7 lò đốt rác mini tại xã Hàm Chính. Xã Hồng Sơn sơ kết và nhân rộng mô hình Thu gom rác thải, xã Đông Giang ra mắt mô hình Khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường. Xã Đa Mi ra mắt mô hình Vận động nhân dân xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Thành phố Phan Thiết đã triển khai thực hiện mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường” ở 126/126 thôn, khu phố hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người dân Phan Thiết không xả rác thải, nước thải, chất thải ra đường phố và khu vực công cộng”. Thị xã La Gi triển khai xây dựng mô hình Dân vận khéo thực hiện 2 “Tuyến đường văn minh, cảnh quan đô thị” tại thôn Cam Bình và thôn Mũi Đá - xã Tân Phước, tổ chức ra mắt mô hình Khu dân cư “Xanh – sạch - thân thiện với môi trường” tại khu phố 4, phường Tân Thiện. Mô hình “Kết nối xanh - Dân quản lý” tại khu phố 4, phường Phước Hội và tuyến đường văn minh đô thị trong vùng đồng bào có đạo tại khu phố 7, phường Tân An.

Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện Đức Linh phối hợp các tổ chức thành viên xây dựng tuyến đường cờ với 300 trụ cờ trị giá 31 triệu đồng; vận động nhân dân đăng ký sử dụng nước sạch và đóng góp kinh phí làm đường bê tông theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Nhờ đó đã thực hiện mở rộng tuyến đường bê tông dài 269m, trị giá 310 triệu đồng và làm đường bê tông xi măng với số tiền trên 617 triệu đồng. Tại Phú Quý triển khai mô hình Dân vận khéo trồng 3 tuyến đường hoa tại 3 xã…

Nhiều địa phương đẩy mạnh thực hiện mô hình "Khu dân cư bảo vệ môi trường". 

Đối với tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đưa nước sạch về nông thôn phục vụ người dân sinh hoạt. Theo đó, bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó có vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Trung tâm đã đầu tư, nâng cấp mở rộng các công trình cấp nước, đặc biệt là tại các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận cho biết, Trung tâm hiện quản lý vận hành 41 công trình cấp nước với tổng công suất thiết kế 54.150 m3/ngày, phục vụ cấp nước trên địa bàn 2 phường, 9 thị trấn và 55 xã. Tổng số người dân được Trung tâm cung cấp nước sử dụng lên đến trên 80.000 khách hàng. Tiếp tục rà soát tất cả các khu vực thiếu nước sinh hoạt, nhất là các khu vực có dân cư tập trung. Đề xuất đầu tư các công trình nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước hiện có hoặc đầu tư mới, lập danh mục các công trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên.

Trung tâm cũng tham mưu bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác để đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn từ 2026 - 2030 và sau 2030. Trong đó, ưu tiên đầu tư các nhà máy nước có công suất từ 5.000 – 10.000 m3/ngày đêm, đặt gần khu vực các công trình thủy lợi (hồ chứa, kênh chính...) để cung cấp nước sạch cho liên xã, huyện đảm bảo an toàn nguồn nước, cấp nước an toàn và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Mạnh Dũng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline