Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Người dân “vật lộn” với nắng nóng bất thường

Thứ hai, 15/04/2024 07:04

TMO - Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến khô hạn tại khu vực Nam Bộ diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Người dân tại các địa phương đang phải “vật lộn” để đảm bảo đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Theo dự báo, tình hình nắng nóng sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng tại khu vực Trung Bộ, trước thực tế này các địa phương trong vùng chủ động các phương án ứng phó. 

Đông Nam Bộ: Giếng cạn nước!

Con suối Rạt chảy qua địa bàn thành phố Đồng Xoài và các xã Tân Phước, Tân Hưng của huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) mùa này nhiều đoạn đã cạn trơ đáy. Bà Nguyễn Thị Kim Quyên, ấp Nam Đô, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú có 2 ha rẫy trồng sầu riêng. Để chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô, năm ngoái gia đình bà đã cải tạo ao rộng và sâu với sức chứa khoảng 2.500 khối nước.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 2 năm nay, do nắng nóng gay gắt kéo dài nên nước trong ao cũng cạn dần, vài ba ngày gia đình bà Quyên bơm tưới được một ngày và đến hiện tại thì hết nước. Bà Quyên cũng cho hay nhà bà có đến 3 cái giếng khoan sâu khoảng 100m nhưng đều đã cạn. Nhìn vườn sầu riêng đang mùa ra bông kết trái mà ủ rũ dưới cái nắng chói chang, bà Quyên thở dài “Tình hình này nếu không có mưa, chắc cây sẽ chết”. 

Suối Rạt, đoạn chảy qua cầu Rạt Lớn ( xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, Bình Phước) hiện chỉ còn vài vũng nước đọng. 

Dọc con đường DT 741, đoạn qua xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, nhiều vườn trồng chuối của người dân khô cháy lá. Cây chuối xưa nay người dân trồng ít khi cần tưới nhưng năm nay mùa khô hạn và nắng gay gắt kéo dài khiến loài cây này cũng phải oằn mình héo úa khi cây đang ra trái. Một số hộ dân trồng chuối do không có nước tưới đành phải thu hoạch chuối non đem bán.

Càng đi lên vùng biên giới giáp với Campuchia và Tây Nguyên, tình trạng khô hạn càng gay gắt. Từ nhiều tháng nay người dân ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) phải mua nước để sinh hoạt với giá 75.000 đồng/m3. Trước tình hình đó, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Bộ Quốc phòng) đã bơm nước giếng khoan công nghiệp tại thôn Bù Lư và thôn Bù Dốt để chia sẻ nước cho người dân. Tuy vậy, giếng khoan cũng không đủ nước, đơn vị phải dùng xe bồn xuống suối Đắk Mai lấy nước về khử trùng, lọc sạch để cấp cho nhân dân.

Đánh giá về tình hình khô hạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán trên địa bàn tỉnh đã vượt trên 9.114 ha. Trong đó, cây ăn trái và cây lâu năm 7.348 ha, cà phê 1.690 ha, tiêu 42 ha, lúa 11 ha, cây hàng năm khác 23 ha. Tình hình nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến 8/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Huyện Bù Gia Mập bị ảnh hưởng do nắng hạn lớn nhất với tổng diện tích 5.755 ha, chủ yếu là cây ăn trái và 993 hộ thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, huyện Bù Đăng, địa bàn tiếp giáp với tây nguyên cũng là nơi bị khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng.

Bình Phước là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, với hơn 616.000ha; là “thủ phủ” của cây điều, tiêu và cao su. Là địa bàn trung du chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ nên khi vào mùa khô thường bị thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Những năm qua, Bình Phước đã xây dựng nhiều hệ thống hồ đập thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và đời sống của người dân. Hiện tại, đây cũng là địa phương có khá nhiều hồ thủy lợi, thủy điện tích trữ nước cung cấp cho cho người dân trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 76 công trình thủy lợi, trong đó có 65 hồ chứa (11 hồ chứa lớn, 33 hồ chứa vừa, 21 hồ chứa nhỏ), 9 đập dâng và 1 trạm bơm, 1 hệ thống kênh thủy lợi đang vận hành, khai thác.Tuy nhiên, với tình hình nắng hạn năm nay mực nước ở các hồ đã xuống thấp, mực nước ở hầu hết các công trình thủy lợi đều giảm từ 32% đến 45%, đặc biệt hồ M26 dung tích chỉ còn lại 11%, Hồ Bù Ka 13%. 

Trước tình hình nắng hạn khá nghiêm trọng, vừa qua UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Bình Phước đã tổ chức nạo vét, nâng cấp, sửa chữa nhiều hệ thống, công trình thủy lợi. Đối với các hồ có mực nước thấp, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước phối hợp với các huyện, thị điều tiết nước tưới cho phù hợp, đồng thời khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiêu hợp lý.

Nắng nóng kéo dài khiến nhiều bãi cỏ tại huyện Tân Uyên (Bình Dương) khô cháy. 

Đất nứt nẻ vì thiếu nước trong thời gian dài tại Bình Dương.  

Tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai nắng nóng trên 37 độ C, đáng chú ý có thời điểm lên đến 40 độ C rất khắc nghiệt. Nắng nóng kéo dài nhiều ngày, người dân kéo nhau ra những siêu thị, quán cà phê có máy lạnh tránh nắng. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết khắc nghiệt, chính quyền các địa phương cũng khuyến khích bà con hạn chế ra đường và nếu có việc cần ra ngoài vào buổi trưa, chiều cần có phương án bảo vệ sức khỏe. Hạn chế tối thiểu tiếp xúc tia UV, bởi vào thời điểm nắng nhiệt độ cao chỉ số tia UV là rất cao gây hưởng xấu tới sức khoẻ của người dân. 

Những ngày qua, TP. HCM nắng nóng gay gắt, có nơi trên 37 độ C. Ảnh: BTP. 

Để bảo vệ sức khoẻ của học sinh, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu hiệu trưởng các trường chú ý việc điều chỉnh thời khóa biểu và các hoạt động cho phù hợp thời tiết nắng nóng hiện nay. Sở GD&ĐT lưu ý việc điều chỉnh thời gian học, lượng hoạt động trong giáo dục thể chất/ quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoài trời, ngoại khóa cho phù hợp. Sở yêu cầu các trường hạn chế các hoạt động xếp hàng điểm danh, xếp hàng lên lớp tại thời điểm nắng nóng… để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh. 

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cũng đã đề nghị UBND các quận huyện, TP.Thủ Đức rà soát cổng chào, bảng tuyên truyền cổ động, băng rôn, nhất là các vị trí tuyên truyền băng ngang đường giao thông. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát và xử lý các biển hiệu, các trụ bảng quảng cáo, màn hình LED không phép, đảm bảo an toàn xây dựng và phòng cháy chữa cháy. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo cần kiểm tra, rà soát mức độ an toàn phòng chống cháy nổ của các công trình. Định kỳ phối hợp với đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ địa phương để kiểm tra phòng cháy chữa cháy.

Người dân TP. Dĩ An (Bình Dương) vật lộn với nắng nóng bất thường.

Tây Nam Bộ: Thiên tai “kép”

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, nắng nóng tại địa phương này tiếp tục duy trì đến ngày 5-4 với nhiệt độ cao nhất 35 độ C-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Cục bộ xuất hiện nắng nóng kết hợp độ ẩm không khí xuống thấp làm gia tăng nguy cơ cháy, nổ. Người dân vùng Gò Công vẫn đang bị thiếu nước ngọt gay gắt.

Tại Cà Mau, nắng hạn, nước mặn xâm nhập nên hàng nghìn người dân ở các vùng ngọt, vùng ven biển Cà Mau không có nước ngọt sử dụng trong vài tháng nay. Để có nước sử dụng, một số người dân phải đi mua từ các ghe với giá gần 50.000 đồng/m3. Nắng hạn khiến hơn 2/4 diện tích rừng ở trong mức cảnh báo cháy cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.

Tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nhiều sông, kênh, rạch tại khu vực Tây Nam Bộ cạn nước. 

Từ sau Tết Nguyên đán, khu vực miền Tây Nam Bộ chịu áp lực lớn từ thời tiết khắc nghiệt. Ngoài nắng nóng kéo dài, 7 tỉnh ven biển, thậm chí các tỉnh nằm sâu trong đất liền, đều bị xâm nhập mặn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết chiều sâu mặn lấn vào nội đồng vào đầu tháng 4/2024 tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 75 - 90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50 - 62km; sông Hàm Luông là 60 - 65km, sông Cổ Chiên là 45 - 55km, sông Hậu là 40 - 55km, sông Cái Lớn là 45 - 50km. Trong tháng 4 này, xâm nhập mặn sẽ đạt đỉnh điểm, Trung tâm lưu ý các địa phương cần chủ động phương án và tuyên truyền người dân trữ nước ngọt trong những ngày triều thấp để phục vụ tưới tiêu.

Chưa hết, nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông tại một số địa phương trong vùng ngày càng nghiêm trọng. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang khô cạn làm sạt lở, sụt lún khắp nơi. Tại huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) sạt lở, sụt lún đã làm nhiều nhà dân và các đường đứt gãy, gây ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại. Đến nay, địa phương này đã ghi nhận 297 điểm sạt lở, sụt lún. Tỉnh Cà Mau thì trầm trọng hơn, chỉ riêng huyện Trần Văn Thời, đã có đến hơn 340 vụ sạt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và bất an thường trực cho người dân. 

Để khắc phục tạm thời, tỉnh Cà Mau vừa đề xuất 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách để hỗ trợ một số địa phương ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt do hạn hán, xâm ngập mặn. Ngân sách sẽ hỗ trợ mua dụng cụ chứa nước để giải quyết nhu cầu cấp bách thiếu nước. Đồng thời mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân. Còn tại tỉnh Kiên Giang, chính quyền đã đóng 11 cửa van của cống Cái Lớn để kiểm soát mặn. 

Bắc Trung Bộ: Chính quyền chỉ đạo quyết liệt

Ngay từ đầu năm nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản gửi các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị, doanh nghiệp về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024. Để chủ động, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước có thể xảy ra, bảo đảm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ nắng nóng, cao điểm, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp tích trữ nước ngọt, sử dụng điện, nước tiết kiệm, tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, tổ chức thủy lợi cơ sở lập kế hoạch sử dụng nguồn nước phù hợp trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi và thực hiện lấy nước phù hợp với thời gian, kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa nước thượng lưu.

Tại Nghệ An, thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, Nghệ An có 1.061 hồ chứa, đến đầu tháng 4/2024 có 126 hồ chứa chỉ đạt dưới 50% dung tích Theo dự báo vùng hồ đập một số diện tích sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn lúa làm đòng trổ bông. Nguy cơ thiếu nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đang hiện hữu, nếu không bảo đảm được nguồn nước tưới cho cây cối, hoa màu, đặc biệt là cho cây lúa đang trong thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống hạn, Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã khuyến cáo các địa phương cần có phương án chống hạn cho từng vùng, quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước của các hồ chứa. Có kế hoạch cụ thể bố trí lịch tưới nước như tưới luân phiên, tiết kiệm nước; tưới lúa Xuân và để dành cho cả vụ Hè Thu. Các địa phương cần tập trung triển khai nạo vét các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; gia cố các bờ đập, bơm tát, tiến hành kiểm tra và sửa chữa, tu bổ công trình. Cần đẩy nhanh tiến độ thi công các hồ chứa, công trình thuỷ lợi đang được nâng cấp trên địa bàn tỉnh để tích nước kịp thời cho vụ Hè Thu tới. 

 

 

NHÓM PV

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline