Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Nghệ An: Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh dại

Thứ sáu, 22/03/2024 15:03

TMO - Trước diễn biến phức tạp của bệnh dại động vật, tỉnh Nghệ An đã có chỉ thị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Tỉnh Nghệ An có tổng đàn chó gần 40.000 con. Năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 ổ bệnh dại làm 7 người tử vong. Chỉ trong tháng 2/2024, đã xảy ra 2 ổ dịch dại tại huyện Quỳ Châu và thị xã Thái Hòa. 

Để chủ động phòng, chống bệnh dại, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại; đồng thời ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để thực hiện. Các địa phương cũng chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh dại, kịp thời cảnh báo, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý triệt để các ổ dịch khi mới phát sinh. Những trường hợp nghi ngờ bệnh dại động vật phải được lấy mẫu xét nghiệm.

Ảnh minh họa. 

Trước mắt, tỉnh xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh dại cấp huyện tại thành phố Vinh; cấp xã tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Thanh Chương. Các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, người làm nghề giết mổ động vật về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh dại, nâng cao trách nhiệm của người chăn nuôi, đặc biệt là nuôi chó, mèo với cộng đồng.

UBND cấp xã tăng cường quản lý, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, không gây ô nhiễm môi trường. Tại cấp cơ sở, lực lượng chức năng phải tiêm vaccine phòng dại cho đàn chó, mèo đạt trên 70% tổng đàn; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng, nuôi chó thả rông, không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Địa phương nào chủ quan, lơ là, không quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn khi vật nuôi chưa được tiêm phòng vaccine thì Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh… 

 

 

Tiến Dũng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline