Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 10/05/2024 05:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 10/05/2024

Nghệ An phấn đấu tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10%

Thứ năm, 05/10/2023 11:10

TMO – Đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ trở thành địa phương phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng ứng phó và thích ứng có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Nghị quyết 162/NQ-CP ngày 4/10/2023 của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là chương trình hành động nhằm nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW của Trung ương. Thể hiện được vai trò kiến tạo, lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An, đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, UBND các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng, mở rộng hợp tác quốc tế, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An với phát triển, gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và xứ Nghệ, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

(Thị xã Cửa Lò, Nghệ An)

Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030 Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng ứng phó và thích ứng có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao; giá trị hệ sinh thái rừng, biển, đảo, văn hoá, lịch sử và truyền thống, nhất là văn hoá xứ Nghệ được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới, biển, đảo được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được tăng cường.

Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10%/năm; năng suất lao động bình quân tăng khoảng 10-11%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tăng khoảng 12%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 1.650 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2045, Nghệ An là tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, văn minh và hiện đại. Đến năm 2045, Nghệ An là tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, văn minh và hiện đại, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và xứ Nghệ; là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao; giá trị hệ sinh thái rừng, biển, đảo, văn hoá, lịch sử và truyền thống, nhất là văn hoá xứ Nghệ được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới, biển, đảo được bảo đảm vững chắc; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường; tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện.

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 300 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 460 km, có diện tích trên 16.490 km2 (lớn nhất của Việt Nam); với dân số trên 3,3 triệu người; có vị trí nằm trên trục giao xuyên Việt cả về đường sắt và đường bộ, có sân bay quốc tế, cảng biển, đồng thời là một trong những cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông Tây nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma với biển Đông qua quốc lộ số 7, số 8 rất thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch và hợp tác quốc tế. Cơ cấu hành chính gồm thành phố Vinh, 03 thị xã (Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hoà) và 17 huyện. Nghệ An được ví như một Việt Nam thu nhỏ với khí hậu 4 mùa và có đầy đủ các địa hình tự nhiên đa dạng với: đồng bằng, trung du, miền núi, biển, hải đảo.

Về tài nguyên thiên nhiên, Nghệ An có nhiều bãi biển đẹp với 82 km chiều dài bờ biển và các đảo ven bờ (Hòn Ngư, Hòn Mắt) với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng như Cửa Lò, Bãi Lữ, Cửa Hiền, Diễn Thành, biển Quỳnh... Miền Tây Nghệ An có Khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn nhất Đông Nam Á (hơn 1300km2 mà vùng lõi là Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt) đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2007, khu dự trữ sinh quyển rất đa dạng về sinh học, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa. Nơi đây có: sông Giăng, đập Pha Lài, Thác Kèm, bản Nưa, Khe Rạn, bản Xiềng, Vườn quốc gia Pù Mát... (huyện Con Cuông); rừng Săng lẻ, Khe Cớ...(huyện Tương Dương); đỉnh Pù Xai Lai Leng cao 2.720m (huyện Kỳ Sơn) theo tuyến đường 7 nối tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) và các huyện theo tuyến đường 46, đường 48 có: đảo chè (huyện Thanh Chương); thác Bảy Tầng, thác Sao Va (huyện Quế Phong); hang Bua, hang Thẩm Ồm, Thẩm Chạng (huyện Quỳ Châu).../.

 

 

Bài, ảnh: HỒNG PHẤN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline