Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 17:01
Thứ hai, 12/08/2024 14:08
TMO - Tỉnh Nghệ An triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, phòng, chống sạt lở đất, lũ quét thông tin, cảnh báo sớm đến với cộng đồng dân cư tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét có những biện pháp ứng phó kịp thời.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường; gây tổn thất nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Đối với tỉnh Nghệ An, thời gian qua liên tiếp chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai (bão, ngập lụt, sạt lở đất, lốc, sét, …) gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản; nhiều nhà cửa của người dân, trường học, cơ sở y tế bị hư hại; nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt; hoạt động sản xuất, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các địa phương ở khu vực miền núi.
Từ đầu đầu năm 2024 đến nay, thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Nghệ An đã chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng bởi 09 đợt không khí lạnh; 04 đợt nắng nóng, nắng gay gắt; 20 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã huyện trên địa bàn tỉnh. Thiên tai đã làm 02 người bị chết, bị thương: 01 người; 37 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 1.607 nhà bị hư hỏng, tốc mái..., làm hư hại 5.284,19 ha lúa; 526,08 ha cây rừng; 1.797,84 ha ngô và hoa màu; 26,60 ha cây trồng hàng năm…và các công trình hạ tầng…
Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ cho biết, năm 2024 được dự báo là năm các loại hình thiên tai có xu hướng phức tạp và khó dự báo. Bởi đây là năm có sự chuyển pha ENSO từ trạng thái EL Nino sang La Nina. Chính vì vậy, nếu như nửa đầu năm, nắng nóng tiếp tục có khả năng xuất hiện nhiều đợt hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, xuất hiện nhiều “kỷ lục” về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối; tình trạng khô hạn dự báo sẽ còn diễn ra cục bộ hoặc diện rộng do thiếu hụt lượng mưa, thì nửa cuối năm sẽ có những diễn biến khác.
Những tháng cuối năm tỉnh Nghệ An cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các sông, suối nhỏ, sườn dốc.
Dự báo lượng mưa có thể sẽ đạt mức cao hơn trung bình nhiều năm, mưa lũ xuất hiện nhiều và dồn dập kéo theo các loại hình thiên tai như lũ quét và sạt lở đất. Những tháng còn lại của năm 2024, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Nghệ An và tập trung vào cuối mùa bão (tháng 9-11) với diễn biến khó lường. Đây cũng là khoảng thời gian cao điểm mùa mưa, với lượng mưa dự báo cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-30%.
Vì thế, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các sông, suối nhỏ, sườn dốc, ngập úng tại các vùng trũng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra tố, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đặc biệt, vùng núi phía Tây tỉnh Nghệ An là nơi cần được quan tâm hơn cả. Bởi đây là nơi có mật độ sông, suối cao, độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra các hiện tượng lũ quét, sạt lở, mưa đá… Tuy nhiên, do hiểu biết của người dân về khí tượng thuỷ văn vẫn còn hạn chế; nhà cửa xây dựng không kiên cố, gần các sườn dốc; điều kiện thông tin truyền thông, báo đài đến các huyện vùng núi còn chậm trễ đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Trước thực tế này cùng với việc triển khai các giải pháp từ trước, thời gian tới tỉnh Nghệ An phòng ngừa sạt lở khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương đặc biệt là xây dựng các cơ sở hạ tầng ven các sườn dốc, đồi núi, dọc bờ sông, suối, phải đề phòng nguy cơ sạt lở đất, không làm gia tăng nguy cơ sạt lở. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà cửa, công trình ven các sườn dốc tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biến cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai và sạt lở đất, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quản lý chặt chẽ việc xây dụng, nâng cấp nhà cửa, công trình ven các sườn dốc tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biến cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai và sạt lở đất, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều tra, đánh giá, lập bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh để thông tin cảnh báo đên cộng đồng dân cư. Điều tra, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn tại các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lỡ đất, lũ quét.
Cùng với đó, điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ gây ra sự cố môi trường, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin cho hệ thống thông tin – cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét.
UBND tỉnh giao Sở TN&MT điều tra, đánh giá, lập bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh giao Sở TN&MT điều tra, đánh giá, khảo sát, thu thập cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao. Triển khai thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, úng dụng khoa học công nghệ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét theo quy định; truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét; đôn đốc các Sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch này tổng kết đánh giá kết quả thực hiện báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng, khu vực đô thị, nông thôn, khu sản xuất đất nông nghiệp ven sườn dốc, sông, suối, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện rà soát, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân...
Sở Giao thông vận tải đạo rà soát các công trình giao thông ở các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ quét, đánh giá, xác định các khu vực có nguy cơ sạt lở đất nhất là các tuyến đường tỉnh lộ và quốc lộ do Sở Giao thông vận tải quản lý, thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và giảm tác động gây gia tăng sạt lở đất, lũ quét.
UBND cấp huyện di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực lở đất, lũ quét đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. Chủ động bố trí ngân sách huyện xây dựng các công trình phòng, chổng sạt lở đất, lũ quét, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đất, lũ quét đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở đất ven các sườn dốc bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở đất.
Cung cấp các thông tin, số liệu về các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, thông tin về tình hình thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét về Sở Tài nguyên và Môi trường để hỗ trợ phục vụ công tác lập bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh; cập nhật vào Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm..../.
Lê Oanh
Bình luận