Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Ngành Y tế Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Thứ tư, 06/07/2022 10:07

TMO - Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 4/7, cả nước ghi nhận khoảng 92.000 ca sốt xuất huyết, có 36 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Trong đó, tính từ ngày 27/6 đến 1/7, Hà Nội ghi nhận 52 trường hợp mắc sốt xuất huyết - tăng 2,3 lần so với tuần trước.

Trước tình hình các ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh trong cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2966/SYT-NVY gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; các TTYT quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Tăng cường phóng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Trong đó, Các TTYT quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế , đặc biệt chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và công tác vận động, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi.

Cùng với đó, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải đươc giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành Y tế. Rà soát các đề án phòng chống sốt xuất huyết, kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy; rà soát, chủ động bố trí cơ số vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch tại địa phương bằng nguồn lực tại chỗ

Tự phòng bệnh sốt xuất huyết: Loại bỏ nơi sinh sản và trú đậu của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy, tại các gia đình cần tiến hành các biện pháp sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.

- Một vòng đời của muỗi cái có thể đẻ từ vài chục đến vài trăm trứng. Do đó, các hộ gia đình có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần. Có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng ở mép nước.

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.

- Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát... thì người dân có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.

- Bình đựng hoa phải thường xuyên được thay nước.

- Xông khói để xua muỗi.

- Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước.

- Phát quang cây cối: Vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.

- Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh.

 

 

Hoàng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline