Hotline: 0941068156

Thứ hai, 23/06/2025 01:06

Tin nóng

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Thứ hai, 23/06/2025

Ngành thủy sản tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen 

Thứ hai, 31/03/2025 15:03

TMO - Cơ quan An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu (EU) sẽ kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu. Trước quy định này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần chủ động thích ứng, kiểm soát chất lượng sản phẩm.  

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) nhận được Thông báo số G/SPS/N/EU/825 từ Ban Thư ký Ủy ban SPS, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Cơ quan An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu (EU) dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định (EU) số 2023/915 thiết lập mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác. 

Cụ thể, EU bổ sung mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác từ 0,05 – 1,5 ppm. Dự kiến quy định sẽ được ban hành và có hiệu lực vào tháng 7/2025. EU cho phép tiếp tục lưu hành đối với một số loại sản phẩm trên thị trường cho đến ngày hết hạn sử dụng.

Theo đó, EU quy định rất chi tiết về dư lượng asen vô cơ trong dự thảo. Chẳng hạn, mức dư lượng tối đa được áp dụng cho trọng lượng ướt của sản phẩm. Trong trường hợp, cá được xuất khẩu nguyên con, mức dư lượng tối đa sẽ tính cho toàn bộ con cá. Ngoài cá, EU cũng áp dụng quy định về MRLs cho asen vô cơ đối với một số loài động vật giáp xác như cua, hoặc động vật thân mềm 2 mảnh vỏ như sò điệp. 

Trước đó, EU không thiết lập mức giới hạn cụ thể cho hàm lượng asen vô cơ trong cá và các sản phẩm thủy sản. Việc EU đưa ra dự thảo quy định như trên để lấy ý kiến Thành viên WTO nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tại thị trường EU và tuân thủ quy định của Hiệp định SPS. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần chủ động thích ứng với quy định kiểm soát asen. 

Thực tế, có một số loài thủy sinh vật có thể tồn dư một lượng nhỏ asen vô cơ trên cơ thể. Nguyên nhân là do asen vô cơ tồn dư trong nước hoặc trầm tích, rồi theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể thủy sinh vật hoặc thông qua hệ hô hấp. Ngoài ra, cá và thủy sản có thể nhiễm asen vô cơ do ô nhiễm môi trường, bắt nguồn từ các ngành khai khoáng, luyện kim, sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, dệt may… xả thải asen vào nguồn nước; hoặc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chứa asen vô cơ chảy xuống sông, hồ; hoặc do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý; hoặc trong nước ngầm do quá trình rửa trôi bề mặt trái đất…

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: Chủ động thích ứng với biện pháp SPS của thị trường nhập khẩu nói chung và EU nói riêng là giải pháp được các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện. Văn phòng SPS Việt Nam đã kịp thời cập nhật thông tin đến các cơ quan, đơn vị, hiệp hội ngành hàng liên quan; Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chỉ đạo triển khai chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước, môi trường trầm tích các vùng nuôi để kiểm soát chặt chẽ hàm lượng asen vô cơ trong nước.  

Hiện nay các doanh nghiệp cũng đang tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen vô cơ đối với nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, đầu tư công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của thị trường EU. 

Thủy sản Việt Nam chiếm thị phần 3,7% trong tổng nhập khẩu thủy sản của EU. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản ngoài khối lớn thứ 5 cho EU và là nguồn cung lớn thứ 2 từ châu Á (sau Trung Quốc) sang thị trường này. Năm 2024, ngành thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 1 tỷ USD. Các chuyên gia tại Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến giúp xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khoảng 2% giai đoạn 2020 - 2030.

Năm 2025, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng trưởng nhờ những lợi thế từ EVFTA và tiềm năng từ các thị trường ngách tại EU. Việc tập trung khai thác hiệu quả các thị trường này sẽ giúp Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao vị thế trên thị trường thủy sản quốc tế./.

 

 

Ngọc Ánh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline