Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 08:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển Hội An

Thứ hai, 22/04/2024 14:04

TMO - Những năm gần đây, bờ biển Hội An (Quảng Nam) xảy ra tình trạng xói lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đời sống người dân và phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.  

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, tình hình xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, các công trình hạ tầng kỹ thuật và khu du lịch; ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân trong khu vực.

Hội An là thành phố du lịch có bề dày lịch sử, nằm ở phía hạ lưu của sông Vũ Gia - Thu Bồn thuộc khu vực Bờ biển Trung Bộ, một trong 13 lưu vực sông lớn nhất của Việt Nam. Trong vòng mười năm qua, vùng ven biển của thành phố Hội An (bãi biển Cửa Đại) đã bị xói lở bờ biển nghiêm trọng, gây thiệt hại và tổn thất tài chính lớn cho địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Điều này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm năng du lịch và kinh tế của Hội An - một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.  

Tình trạng xói lở bờ biển Hội An gây thiệt hại và tổn thất tài chính lớn cho địa phương. 

Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, bờ biển Hội An bị xâm thực và lan rộng khoảng 5-6 km về phía Tây Bắc và vào lấn sâu đất liền, có nơi lên đến hơn 60m. Thời gian qua, trên toàn tuyến biển Hội An đã có 10 công trình bảo vệ bờ biển từ nguồn ngân sách nhà nước và 7 công trình bảo vệ bờ biển do doanh nghiệp thực hiện. Khảo sát mới đây cho thấy, chỉ có kè mái nghiêng bằng cấu kiện bê tông hoặc cừ bê tông, chân khay bằng ống buy, gia cố đá hộc chân cơ bản ổn định, còn các giải pháp khác bị hư hỏng, sụt lún và bờ biển vẫn xâm thực mạnh.

Hiện địa phương mới chỉ thực hiện giải pháp công trình được khoảng 1,7 km trên tổng số hơn 6 km bờ biển bị xâm thực. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có một chiến lược bảo vệ tổng hợp cùng cách thức quản lý vùng bờ phù hợp, hiệu quả. UBND thành phố Hội An cho biết, đợt mưa lớn và triều cường cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2023, đã làm bờ biển Hội An tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào đất liền đe dọa đến cuộc sống người dân. Trước tình hình đó, UBND thành phố đã triển khai các giải pháp xử lý khẩn cấp tạm thời, giảm thiểu tình trạng sạt lở.

Các cơ quan chức năng thành phố đã huy động người dân địa phương, lực lượng thanh niên dùng bao tải cát, rọ đá và cọc tre gia cố những đoạn xung yếu nhằm giảm tình trạng sạt lở bờ biển do sóng biển, triều cường gây ra. Tuy nhiên, các công trình bảo vệ bờ biển Hội An trong thời gian qua phần lớn mang tính tự phát, riêng lẻ và manh mún nên chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có một chiến lược bảo vệ tổng hợp cùng cách thức quản lý vùng bờ phù hợp, hiệu quả.  

Nhiều ý kiến cho rằng, nhằm ứng phó với những tác động của xói lở và phục hồi bãi biển, các biện pháp công trình và phi công trình, cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp bờ biển giúp giải quyết được nguyên nhân gốc rễ tình trạng mất cân bằng dòng vận chuyển bùn cát ven bờ. Từ đó, nâng cao được khả năng phục hồi tổng thể của toàn bộ dải bờ biển. Do đó, để quản lý bền vững bờ biển Hội An, cần phải có các giải pháp toàn diện để ngăn chặn xói lở, sạt lở; triển khai đồng thời các biện pháp công trình (kè chắn sóng, mỏ hàn và nuôi bãi) và phi công trình (Kế hoạch quản lý khu vực ven biển), nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ sạt lở ven biển và biến đổi khí hậu. 

Quảng Nam đã có nhiều giải pháp, công trình khắc phục tình trạng xói lở bờ biển. Ảnh: TD. 

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Dự án “Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Dự án này do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, gồm 3 hợp phần: Ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (nuôi bãi, đê ngầm giảm sóng); các biện pháp phi công trình và quản lý dự án, với tổng mức đầu tư xây dựng 42 triệu euro, tương đương 982.239 triệu đồng do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng giải pháp công trình tổng thể nhằm chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án. Bao gồm, bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân, cũng như các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn bộ khoảng 3,2 km2 diện tích đất và hơn 1.300 hộ dân ở phường Cửa Ðại (thành phố Hội An) và khu vực lân cận.

Dự án được đầu tư xây dựng nhằm tạo điều kiện để ổn định dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch; phù hợp quy hoạch và kế hoạch chiến lược phát triển của thành phố Hội An nói riêng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực ven biển của tỉnh Quảng Nam nói chung.

Các hạng mục giải ngân trong năm 2024 bao gồm: Khảo sát thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, tạm ứng tư vấn giám sát, tạm ứng tư vấn hợp phần 2, tạm ứng thi công xây lắp. UBND tỉnh giao UBND TP. Hội An phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thực hiện các công tác liên quan đến mặt bằng, liên quan đến người dân, doanh nghiệp, các điều kiện hỗ trợ thi công để đáp ứng kế hoạch thực hiện dự án.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng của tỉnh; giải ngân, đấu thầu và ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng theo đúng quy định pháp luật; chịu trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ, mục tiêu dự án. 

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 cho Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh 210 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện dự án Kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Ðại, đoạn từ Ủy ban nhân dân phường Cẩm An đến khu vực An Bàng (thành phố Hội An).

Dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại đoạn từ UBND phường Cẩm An đến khu vực An Bàng sẽ xây dựng hệ thống đê ngầm giảm sóng và giữ chân bãi nhân tạo song song, cách bờ 250 - 300m. Dự án này bắt đầu từ điểm cuối của Dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại về phía bắc kéo dài khoảng 550m. Theo chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Quảng Nam), dự án có tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng, nguồn cát tôn tạo bãi tắm được nạo vét tại khu vực Cửa Đại.

Từ đầu tháng 4/2024 bắt đầu thi công 550m tuyến đê ngầm. Dự kiến đến hết tháng 7/2024 sẽ hoàn thành toàn tuyến 550m, hoàn thành nạo vét, phun cát tạo bãi tắm tại 2 vị trí của dự án. Công trình sẽ được bàn giao sử dụng trước 15/8/2024, tức là trước thời điểm cao điểm mùa mưa bão. từ năm 2022 Dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại đã phục hồi khoảng 1,5km bờ biển Hội An.

Từ năm 2023, cơ quan chức năng tiếp tục triển khai dự án cũng với giải pháp đê ngầm chắn sóng, tạo bãi cho 1,6km bờ biển. Qua thực hiện các dự án kè chống xói lở thì bờ biển Hội An đang dần được tái tạo, phục hồi. Tới đây sẽ có 1 dự án lớn khác từ nguồn vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Nếu thực hiện đồng bộ các dự án thì cơ bản biển Hội An sẽ phục hồi trong tương lai gần.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline